Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

http://vietf.vn/2013/02/01/khong-de-loai-cong-chuc-cap-o-2.html


Chia sẻ con số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, Giám đốc Học viện Xây dựng Đảng Trần Khắc Việt cho hay, để loại thành phần này không dễ.

Phó trưởng Ban Dân vận TƯ Nguyễn
Thế Trung: Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về
độ cồng kềnh của bộ máy

Tại hội thảo “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị” ngày 31/1, nhiều đại
biểu nhân nói về chuyện bộ máy cồng kềnh đã bình luận về một thống kê rất thời
sự mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến mới đây, là tỷ lệ công chức nhàn
rỗi.

Giám đốc Học viện Xây dựng Đảng Trần Khắc Việt cho rằng, để loại khỏi đội ngũ
thành phần này không dễ bởi liên quan đến nhiều vấn đề. Trong khi đó, để vận
hành cho bộ máy đang cồng kềnh hiện nay phải tiêu tốn không ít ngân sách.

Theo ông, vấn đề không phải đến giờ mới được đề cập. Các văn kiện của Đảng đã
chỉ tình trạng này từ lâu (Hội nghị TƯ 4 khóa X) nhưng cách tháo gỡ vẫn lúng
túng. Giai đoạn trước, nhiều ban đảng đã được nhập lại, số bộ trong Chính phủ
cũng giảm khá nhiều nhưng khi thực hiện lại phát sinh những bất ổn khác. Đặc
biệt là tình trạng bộ có
nhiều thứ trưởng, cấp ủy có nhiều phó ban.

Theo ông Việt, hướng tinh giản là cố gắng lồng ghép tối đa tổ chức bộ máy. Mặt
khác phải làm rõ trách nhiệm, xã hội hóa tối đa dịch vụ công.

Đối với bộ máy công chức, “nếu không xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chức danh,
khó đánh giá ai làm tốt, ai làm tệ. Như hiện nay người làm không tốt thì không
muốn làm gì tốt hơn. Cứ ỷ lại bộ máy, chờ đợi 3 năm lên lương một lần”, ông Việt
đánh giá.

Các giải pháp khác, theo ông Việt, là áp dụng cơ chế khoán lương. Và đặc biệt là
trao thêm quyền cho người đứng đầu để họ có nhiều thẩm quyền hơn trong đánh giá,
sử dụng và trả lương cho đội ngũ.

Phó trưởng Ban Dân vận TƯ Nguyễn
Thế Trung cũng bình luận, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về
độ cồng kềnh của bộ máy, số lượng cán bộ, công chức, từ cấp xã đến TƯ. Ngân sách
mỗi năm phải chi một khoản quá lớn để trả lương cho bộ máy mà cuối cùng, lương
mỗi người lại quá thấp.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức đến nay vẫn chưa ai thống kê được tỷ lệ bao nhiêu người làm việc thực sự,
có hiệu quả, bao nhiêu “sáng cắp ô đi, tối cắp về”.

Cũng theo ông Trung, có người lạc
quan đánh giá tỷ lệ cán bộ làm việc thực sự khoảng 70-80% nhưng người bi quan
hơn cho rằng chỉ ở mức 50-50. Thời gian tới, các nhà khoa học cần sớm tìm giải
pháp để giải được bài toán tinh giản bộ máy và nâng cao năng lực của đội ngũ.

Theo Lê Nhung

Vietnamnet

Nguồn: Không dễ loại công chức 'cắp ô'

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét