Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

http://vietf.vn/2013/02/28/hang-loat-co-phieu-tot-bi-lang-quen.html


Hàng loạt cổ phiếu tốt bị “lãng quên”

Hàng loạt doanh nghiệp vẫn đang duy trì hiệu quả kinh doanh cao, định giá hấp dẫn, cổ phiếu chưa tăng nhiều. Đây là cơ hội để sàng lọc cổ phiếu, đón đầu sự phục hồi của thị trường trong tương lai.

Nhiều nguyên nhân khiến cổ phiếu tốt bị “lãng quên”

Năm 2012, mặc dù tình hình chung còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn có rất nhiều doanh nghiệp trụ vững và tiếp tục gặt hái kết quả tích cực.

Thông thường đây sẽ là những cổ phiếu thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không hẳn cổ phiếu tốt, hiệu quả kinh doanh cao sẽ là những cổ phiếu tăng trưởng mạnh.

Có nhiều lý do có thể dẫn đến việc các cổ phiếu tốt bị “lãng quên” như:

(1) Thị giá cao: Giới đầu tư Việt Nam nhìn chung thường có phần e dè với cổ phiếu thị giá cao, vì cho rằng cơ hội tăng trưởng thêm là rất thấp. Trường hợp tiêu biểu: HGM, TCT, SGH.

(2) Cạn room nước ngoài: Yếu tố cổ đông nước ngoài tham gia mua vào cổ phiếu của một doanh nghiệp luôn được thị trường quan tâm mạnh mẽ. Do đó, việc room dành cho cổ đông nước ngoài bị cạn sẽ khiến cho lực cầu từ giới đầu tư trở nên yếu hơn. Trường hợp tiêu biểu: DHG.

(3) Cổ đông lớn nắm phần lớn cổ phần: Điều này khiến cho tính thanh khoản của cổ phiếu bị hạn chế và khó lòng thu hút các nhà đầu tư tham gia. Trường hợp tiêu biểu: ABT, AGD.

(4) Quy mô của công ty nhỏ, khiến cho sức hút đối với nhà đầu tư giảm đi đáng kể, như một số trường hợp cổ phiếu ở sàn HNX.

(5) Bị ảnh hưởng bởi triển vọng chung của ngành nghề, như trường hợp của MBB.

(6) Triển vọng kinh doanh không đột biến. Việc kết quả kinh doanh không đột biến khiến cho giới đầu cơ không thực sự thích thú.

(7) Việc quảng bá hình ảnh, quan hệ nhà đầu tư (IR) chưa thực sự tốt.

Thống kê của chúng tôi cho thấy, rất nhiều cổ phiếu có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt (ROA, ROE >15%), nhưng mức tăng giá lại thấp hơn rất nhiều so với thị trường trong đợt hồi phục vừa qua (từ ngày 28/11/2012 đến 22/02/2013).

  

Cơ hội từ các cổ phiếu bị “lãng quên”, đặc biệt khi thị trường phục hồi

Khả năng duy trì hiệu quả kinh doanh trong tương lai cao. Với việc duy trì kết quả hoạt động tốt trong bối cảnh thị trường khó khăn trong năm 2012, nhiều khả năng những doanh nghiệp này sẽ tiếp tục gặt hái được kết quả ấn tượng trong những năm tiếp theo, khi môi trường kinh doanh đang có những chuyển biến tích cực hơn.

Định giá hấp dẫn. Mức giá của các cổ phiếu này vẫn chưa tăng mạnh trong đợt hồi phục vừa qua. Điều này giúp cho các chỉ số định giá PE, PB của các cổ phiếu này trở nên khá hấp dẫn.

Do đó, đây có thể là cơ hội để nhà đầu tư sàng lọc và lựa chọn những cổ phiếu tiềm năng để đón đầu sự phục hồi của thị trường trong tương lai.

Duy Nam (Vietstock)

ffn

Nguồn: Hàng loạt cổ phiếu tốt bị “lãng quên”

http://vietf.vn/2013/02/28/nha-dau-tu-co-nhiet-tam-voi-chung-chi-quy-mo.html


Nhà đầu tư có nhiệt tâm với chứng chỉ quỹ mở?

Có vẻ như NĐT cá nhân vẫn thích tự đầu tư cổ phiếu hơn là bỏ tiền vào quỹ mở.

Số lượng đăng ký không như kỳ vọng

Ông Đặng Vị Thanh, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân Công ty Quản lý quỹ VinaWealth, đơn vị thành lập Quỹ mở VFF - quỹ mở đầu tiên của Việt Nam, chuyên đầu tư vào trái phiếu, cho biết: “Xét trên khía cạnh số lượng NĐT và số tiền tham gia mua chứng chỉ quỹ (CCQ) VFF, mức độ quan tâm của NĐT đối với VFF hay nhu cầu đầu tư vào CCQ mở nói chung là không cao như kỳ vọng của chúng tôi”. Số lượng NĐT và số tiền đăng ký mua CCQ VFF chưa được tiết lộ cụ thể.

VFF ban đầu dự kiến sẽ kết thúc đợt chào bán CCQ sớm hơn nhiều so với thời hạn quy định là 12/3/2013 (ba tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán CCQ có hiệu lực). “Tuy nhiên, diễn biến không như kế hoạch do điều kiện thay đổi và quá trình chào bán CCQ bị gián đoạn và loãng bởi các kỳ nghỉ lễ, tết dài ngày”, ông Thanh chia sẻ. Mặc dù vậy, VFF vẫn lạc quan và dự kiến kết thúc đợt chào bán trước thời hạn quy định.

vinawealth
Mục tiêu lợi nhuận của VFF là 20%/năm

Theo ông Thanh, mặc dù rõ ràng NĐT cũng rất quan tâm đến quỹ VFF vì VinaWealth đã nhận được nhiều câu hỏi từ phía NĐT về mọi khía cạnh liên quan đến đầu tư vào VFF, từ đặc tính kỹ thuật sản phẩm, tư vấn về hoạch định tài chính cá nhân đến các câu hỏi chuyên sâu và thẳng thắn như về khả năng của người điều hành quỹ, quy trình đầu tư làm thế nào mang lại lợi nhuận bằng hoặc cao hơn mục tiêu đặt ra, “nhưng vì lý do nào đó, họ vẫn thiếu động lực để cân nhắc một cách nghiêm túc về cơ hội này và ra quyết định đầu tư”.

NĐT thích lướt sóng hơn

Anh Bình, một NĐT tự nhận “đầu tư cổ phiếu đã thành nghề” của mình cho biết, anh chưa đăng ký mua CCQ VFF và trong tương lai gần cũng không có ý định mua VFF hay MBBF (MBBF là một trong hai quỹ mở của Việt Nam hiện nay) với lý do “tôi tự tin mình sẽ đầu tư tốt hơn, hay ít nhất là chủ động hơn so với việc bỏ tiền vào quỹ”.

Anh Bình nói, anh tin thị trường luôn tồn tại cơ hội mua cổ phiếu giá rẻ, ngay cả khi VN-Index đã tăng lên gần ngưỡng 500 điểm từ mức dưới 400 điểm trong gần 3 tháng qua và anh sẽ tự tìm kiếm các cơ hội này.

“Đợt lên giá này có động lực chủ yếu từ các cổ phiếu trong rổ ETF, mang tính đầu cơ cao. Khi các cổ phiếu đầu cơ hết cơ hội thì các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt sẽ dần dần lên ngôi”, anh chia sẻ.

Cũng chung suy nghĩ, NĐT Bạch Huỳnh Duy Linh cho hay, anh đang nắm giữ nhiều cổ phiếu bất động sản, hiện chưa có ý định đầu tư vào VFF cho đến khi nào anh thấy được giá CCQ rẻ hơn nhiều giá trị nội tại của nó. “Đối với tôi, CCQ VFF sẽ được sử dụng khi giá cổ phiếu đã tăng quá cao và tôi không còn cơ hội để mua cổ phiếu giá rẻ nữa”, anh nói.

Thực tế, tâm lý tin vào khả năng tự đầu tư “lướt sóng” hơn giao tiền cho quỹ đầu tư là tâm lý phổ biến của NĐT cá nhân Việt Nam, nơi các NĐT tổ chức, các quỹ đầu tư vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ và chưa tạo được niềm tin cho NĐT cá nhân. Các nhà quản lý quỹ đều thừa nhận, thói quen đầu tư này là thách thức lớn cho họ khi lập quỹ.

“NĐT cá nhân nói chung chưa quen với hình thức đầu tư qua quỹ. Họ vẫn quen lướt sóng, tự làm tự chịu”, đại diện một công ty quản lý quỹ đang trong giai đoạn nghiên cứu thành lập quỹ mở nhận xét. “Điều chúng tôi cảm thấy khó nhất bây giờ và cần phải học hỏi nhất từ các đối thủ có lẽ là việc bán lẻ CCQ ra đại chúng khi mà quỹ chưa hình thành hoặc chưa có đủ thành tích cho NĐT nhìn vào”, vị này nói.

Giám đốc hoạt động của một quỹ đầu tư lớn ở Việt Nam, người từng làm việc nhiều năm ở nước ngoài trước khi sang Việt Nam chia sẻ: “NĐT cá nhân được chia làm hai nhóm: một là các NĐT mang tính chất đánh bạc (spielers hay gamblers), đây là những người thích tự mình giao dịch hơn; hai là NĐT thông thường, có tiền tích lũy nhưng không có thời gian để quản lý tài sản của mình. Các quỹ mở thường không phổ biến trong nhóm các NĐT thứ nhất và tôi cho rằng, NĐT Việt
Nam
thiên về nhóm đánh bạc hơn”.

Mặc dù vậy, ông bày tỏ tin tưởng, quỹ mở sẽ thành công trong tương lai. Bởi lẽ, cũng như tại các nước khác, nhóm NĐT “đánh bạc” sẽ đầu tư một phần vào quỹ để đa dạng hoá danh mục, một khi họ thiếu thời gian hoặc thông tin về thị trường.

Không quen với thị trường trái phiếu

“Kỳ tích” của thị trường trái phiếu trong năm qua với lợi nhuận lên đến 20%, thậm chí 30%, vượt trội so với các kênh đầu tư tài chính khác, cùng với mục tiêu lợi nhuận 20% của VFF được kỳ vọng sẽ thu hút NĐT đến với quỹ mở chuyên đầu tư vào trái phiếu tại Việt Nam, nhưng thực tế không đơn giản như vậy.

Nhiều NĐT cá nhân khi được hỏi đã trả lời rằng, họ không mấy tin tưởng vào hiệu quả khi đầu tư vào trái phiếu trong năm nay. Lãi suất trái phiếu chính phủ cũng như lãi suất ngân hàng đã giảm rất thấp, nhưng dù hai lãi suất này có giảm tiếp đi chăng nữa thì biên độ cũng không đủ rộng để người nắm trái phiếu lãi nhiều. Trong khi đó, các nhà quản lý quỹ trái phiếu thừa nhận, trái phiếu vẫn rất xa lạ đối với phần lớn NĐT cá nhân, khi mà nhiều người thậm chí không hiểu mối quan hệ giữa giá và lãi suất trái phiếu.
“Roadshow của VFF khá thú vị, nhưng tôi không nghĩ rằng, sản phẩm này phù hợp với NĐT nhỏ lẻ Việt Nam.

Lấy ví dụ đơn giản là không dễ để giải thích cho họ hiểu giá trái phiếu và lãi suất biến động nghịch chiều và rằng lợi nhuận sẽ giảm khi lãi suất tăng. Theo tôi, quỹ đầu tư cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư cân bằng sẽ thu hút hơn với NĐT cá nhân trong thời điểm hiện tại”, một nhà quản lý quỹ tham gia roadshow của VFF nhận xét.

NĐT nhỏ lẻ nào đầu tư vào quỹ mở?

Anh Huy, một NĐT thiên về trường phái đầu tư giá trị cho biết, anh đã đăng ký mua 500 triệu đồng CCQ VFF. Đây sẽ là mảng đầu tư “an toàn hơn, lâu dài hơn, ít phải quan tâm hơn, vì có đội ngũ chuyên gia đầu tư giùm”, bên cạnh danh mục chứng khoán hiện tại mà anh phải “quan tâm từng ngày, từng phút”. VFF cũng là công cụ để anh chia rủi ro sang kênh đầu tư trái phiếu, bên cạnh đầu tư cổ phiếu.

“Tôi nghĩ, VFF là kênh bảo vệ được nguồn tiền cho tôi và đem được lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng. Với những sự cố tin đồn vừa qua trên TTCK, tôi thấy đầu tư vào VFF là khỏe cho tâm lý nhất”.

Trong khi đó, Nam, một NĐT khá mới trên TTCK cho hay, anh định bỏ một khoản tiền 40 – 50 triệu đồng để mua CCQ VFF nhằm “trải nghiệm về loại hình đầu tư mới thay thế kênh gửi tiết kiệm”.

VFF thừa nhận, Quỹ đang gặp thách thức trong việc thu hút NĐT, nhưng “chúng tôi kiên trì và dành nhiều công sức xây dựng cho được một kênh, một phương thức truyền thông, giao tiếp và hướng dẫn thị trường một cách hiệu quả nhất giữa NĐT và công ty quản lý quỹ”.

VFF đang chú trọng đến việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là nhận thức của chính đội ngũ chuyên viên tư vấn và môi giới sản phẩm, để những chuyên viên này có thể truyền thông ý tưởng của Quỹ VFF cùng với các quỹ mở trong tương lai của VinaWealth cho các NĐT.

Ông Thanh cho biết, sau giai đoạn IPO, Công ty sẽ hợp tác thêm với một số CTCK hàng đầu và có uy tín khác, ngoài đối tác phân phối duy nhất hiện nay là SSI để phân phối CCQ VFF, đồng thời mở rộng kênh phân phối sang hệ thống ngân hàng để cơ hội đầu tư vào VFF có thể đến được với nhiều phân khúc khách hàng tiềm năng hơn, đặc biệt những NĐT không có nhiều thời gian dành cho chứng khoán và khẩu vị rủi ro thấp.

Hải Linh

Đầu tư chứng khoán

Nguồn: Nhà đầu tư có nhiệt tâm với chứng chỉ quỹ mở?

http://vietf.vn/2013/02/28/phat-hien-91-vu-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-ve-hai-quan.html

KTĐT – Đại diện Cục Hải quan TP Hà Nội cho biết, trong dịp Tết vừa qua, Cục đã phát hiện, lập biên bản xử lý 91 vụ vi phạm hành chính về hải quan.


Nguồn: Phát hiện 91 vụ buôn lậu, gian lận thương mại về hải quan

http://vietf.vn/2013/02/28/30-dn-se-thuc-hien-co-phan-hoa-sap-xep-lai-trong-nam-2013.html

KTĐT – Theo báo cáo của Thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp (ĐM & PTDN) TP Hà Nội tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng ngày 27/2: Việc sắp xếp, đổi mới DN của Hà Nội thời gian qua kết quả đạt thấp khi chỉ thực hiện được tại 2 DN (cổ phần hóa một DN (Công ty TNHH MTV 19/12 Hà Nội); sáp nhập một DN: Công ty TNHH MTV Đầu tư Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội vào Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội).


Nguồn: 30 DN sẽ thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại trong năm 2013

http://vietf.vn/2013/02/28/ba-ria-vung-tau-de-xuat-khong-xay-cang-container-moi.html


UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa có ý kiến đóng góp với Chính phủ về “Chính sách nâng cao hiệu quả khai thác cảng khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu”.

Theo đó, tỉnh này đề xuất đến hết năm 2015 không
cấp phép xây dựng mới cho các cảng container trong toàn bộ nhóm cảng
biển số 5 (tức khu vực Đông Nam bộ và TPHCM).

Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, trước mắt cần tập trung khai thác các cảng container
đã xây mới hiện đại trên địa bàn huyện Tân Thành của tỉnh như: cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải,
CMIT, SSIT, TCIT, SP – PSA, SITV… với tổng công suất khoảng 76,5 triệu tấn/năm.

Ngoài ra, tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách điều tiết lượng hàng hóa
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho phù hợp, tránh tình trạng hàng qua các cảng ở khu vực
Cái Mép – Thị Vải quá thấp, dẫn đến cảng “đói hàng”, thua lỗ kéo dài. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng
kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan một số đề xuất khác như giảm phí, lệ phí hàng
hải cho các tàu dưới 50.000 DWT và trên 100.000 DW ra vào khu vực cảng trên để thu hút nhiều
tàu…

Theo Tuổi trẻ

Nguồn: Bà Rịa-Vũng Tàu: Đề xuất không xây cảng container mới

http://vietf.vn/2013/02/28/vtv-dan-thau-tom-het-thi-truong.html

Thị trường truyền hình trả tiền (THTT) không còn yên ả như thời điểm từ năm 2009 trở về trước.


VCTV đã dần thôn tính thị trường THTT phía bắc. ảnh: T.L

 

Năm 2010 sau khi K+ chính thức đi vào hoạt động thì thị trường sôi động hơn. Và trong bối cảnh đó, VTV dần thâu tóm thị trường.

Thị trường truyền hình trả tiền (THTT) năm 2012 đã rộ lên một số vụ mua bán sáp nhập (M&A) mà trong đó những “đứa con” của VTV trở thành bên thâu tóm.

Từ sáp nhập, hợp tác…

Thương vụ gây chú ý nhất là Cty điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam (CEC) có vốn đầu tư của VTC, đã phải bán lại 51% vốn cho VCTV để lấy tiền trả nợ ngân hàng, cùng với đó là khoảng 20.000 thuê bao của CEC cũng chảy về VCTV. VTC với VTV vốn chưa bao giờ bằng lòng với nhau, song phải đành đoạn bán lại CEC, cho thấy trên thị trường hiện chỉ có những “đứa con” nhà VTV mới đủ lực thực hiện M&A.

Bên cạnh thâu tóm, VTV cũng “tiên hạ thủ vi cường” khi ký kết hợp tác với EVN để được hưởng ưu đãi trong việc thuê cột điện, việc mà các đại gia viễn thông như VNPT, Viettel, FPT Telecom không những chưa làm được mà còn đang phải è cổ thuê cột điện với giá cắt cổ. VTV đã lấy uy thế chính trị và tiếng nói có trọng lượng của một đài truyền hình quốc gia để tạo các ưu thế cạnh tranh trong kinh doanh cho các DN “con” của mình.

Không dừng lại ở miền Bắc mà VTV còn tiến vào miền Trung. Cũng cuối năm 2012, VTV đã ký kết hợp tác với Cty CP Truyền hình cáp (THC) Sông Thu (Đà Nẵng), theo đó sẽ được Sông Thu chia sẻ hạ tầng mạng truyền dẫn và hơn 100.000 thuê bao đang sử dụng dịch vụ, ngược lại Sông Thu sẽ được cung cấp các gói kênh của VCTV, K+… Cứ sử dụng chiêu thức “bánh ít đi bánh quy lại”, VTV đã tạo tầm ảnh hưởng khắp chốn. Ở miền Nam, trong khi Truyền hình cáp Đài Truyền hình TPHCM (HTVC) sa sút rớt từ trên 700.000 thuê bao xuống còn trên dưới 300.000 thuê bao như hiện nay, thì SCTV không chỉ mạnh lên mà còn đang bành trướng ra các tỉnh. Theo số liệu của Sở TTTT TPHCM, SCTV hiện có khoảng 1,2 triệu thuê bao trên địa bàn. Tuy nhiên, tổng số thuê bao nhà đài này đang sở hữu đã lên đến trên 1,5 triệu nhờ quá trình thâu tóm Cty THC ở các tỉnh.

Như vậy tính tới nay, VTV có ba “đứa con” là VCTV với hơn 1 triệu thuê bao (miền Bắc), SCTV hơn 1,5 triệu thuê bao (miền Nam) và K+ với hơn 400.000 thuê bao (số vệ tinh) thống lĩnh cả phân khúc mặt đất và vùng trời, trên toàn lãnh thổ. Những “đứa con” của VTV đang chiếm trên dưới 80% thị phần, tính thống trị ở đây còn hơn cả trường hợp VNPT bên thị trường thông tin di động.

Đến ngăn cản và… hệ lụy

Nửa cuối năm 2012, Hiệp hội THTT và hai “đứa con” của VTV là VCTV và SCTV đã cùng đồng lòng kiến nghị với các cơ quan Đảng, chính quyền không cấp phép thêm cho dịch vụ THC. Như chúng tôi đã nói, thực sự Hiệp hội THTT đang nằm trong tay của VTV với các chức danh chủ tịch và phó chủ tịch. Vì thế, bước ngăn cản những VNPT, Viettel, FPT bước vào thị trường THC thông qua tiếng nói của hiệp hội thực chất là một chiêu lấy danh nghĩa để gây áp lực. Đây là một động thái không lành mạnh nhằm hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời nhằm duy trì thế thống lĩnh cho những “đứa con” của VTV.

Bởi chúng ta đang thấy quá rõ, HTVC thì rớt thuê bao thê thảm. Còn HCTV của Đài Truyền hình Hà Nội thì yếu ớt, AVG thì èo uột. Không đối thủ nào chống nổi những “đứa con” của VTV trong lúc này. Nếu việc ngăn bước Viettel, VNPT, FPT vào thị trường THC tiếp tục được duy trì, thì VTV không khó để thôn tính thị phần còn lại.

Chính vì những “đứa con” của VTV đang thống lĩnh thị trường THTT tại VN, vì thế họ thoải mái tự tung tự tác, cụ thể là việc liên tục tăng giá cước. Từ năm 2009 trở lại đây, mức cước của SCTV và VCTV liên tục tăng nhiều lần từ mức 44.000 đồng/tháng lên 66.000 đồng, 88.000 đồng và nay là 110.000 đồng/tháng. Dù người tiêu dùng rất bức xúc nhưng cũng không thể làm gì khác được. Và hệ lụy này sẽ còn đáng lo hơn nữa trong tương lai.

Nguồn: VTV dần thâu tóm hết thị trường

http://vietf.vn/2013/02/28/doanh-nghiep-niem-yet-than-trong-voi-ke-hoach-2013-2.html

Dự kiến tình hình kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn nên có công ty tính tới phương án hòa vốn hoặc lợi nhuận chỉ bằng một phần nhỏ năm ngoái, điều ít xảy ra ở các năm trước.


Công ty Viglacera Từ Sơn (mã chứng khoán VTS) là một trong số ít doanh nghiệp niêm yết đặt mục tiêu hòa vốn năm nay, khi kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 0 đồng. Chỉ tiêu này đã được cổ đông thông qua. Năm ngoái công ty lãi 591 triệu đồng.

Năm 2013, các khoản mục như: trị giá thành phẩm tồn kho, khấu hao cơ bản tài sản cố định, các khoản phải thu, lao động bình quân của VTS đều giảm so với 2012. Trong đó, chỉ tiêu trị giá thành phẩm tồn kho điều chỉnh mạnh nhất, tới 75%. Ngược lại, doanh thu dự kiến tăng lên 22% nhưng vẫn không giúp công ty duy trì mức lãi như 2013.

Để thúc đẩy khả năng sinh lãi, đại hội cổ đông đã thống nhất Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban quản lý vận hành năm 2013 có lợi nhuận sẽ được thưởng 10% lợi nhuận trước thuế và thưởng thêm 30% giá trị phần vượt nếu đạt lãi vượt 1 tỷ đồng.

Với Công ty cổ phần xây lắp đường ống bể chứa dầu khí (mã chứng khoán PXT), một kế hoạch dè dặt được đặt ra cho năm nay. PXT dự kiến lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng, chưa bằng một phần ba lợi nhuận đạt trong năm 2012 là gần 25 tỷ đồng. Kế hoạch doanh thu cũng lùi một chút so với năm ngoái, kỳ vọng có 620 tỷ đồng.

Tại đại hội cổ đông 2013, công ty sẽ trình đại hội duyệt chỉ tiêu giá trị sản lượng (660 tỷ đồng), khoản mục đầu tư (41,42 tỷ đồng) và lương nhân viên (6,64 triệu đồng một người một tháng), theo như con số đã được Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam thông qua trước đó.
 

Nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn trong năm qua. Ảnh: Hồng Châu

 

Vẫn tự tin vào khả năng tăng trưởng, Công ty cổ phần Thế Giới Số Trần Anh (mã chứng khoán TAG) dự kiến khoản lãi trong năm nay sẽ cao hơn 2012. Không tiết lộ mức tăng trưởng bao nhiêu nhưng lãnh đạo công ty cho biết nó chỉ ở mức khiêm tốn. Công ty tăng thị phần bằng cách mở siêu thị mới. Thay vì có 4 siêu thị như hiện nay, Trần Anh sẽ nâng lên 10.

Theo ông Trần Xuân Kiên, Chủ tịch Hội đồng quản kiêm Tổng giám đốc TAG, khó khăn lớn nhất của Trần Anh trong năm qua là sức mua toàn thị trường giảm mạnh, chi phí tăng cao khiến lợi nhuận giảm. Doanh thu năm 2012 tăng 3-5% so với năm 2011, nhưng lợi nhuận chỉ bằng 50%.

Năm 2012 cũng không dễ thở chút nào đối với doanh nghiệp thủy sản. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Nhật Bản đã nâng tần suất kiểm tra chất Ethoxyquin đối với các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ mức 30% lên 100% khiến cho nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về.

Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán FMC) cũng nằm trong tình trạng này. Bà Dương Ngọc Kim, Phó tổng giám đốc FMC cho biết, lượng hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật là 40%. Năm qua Nhật kiểm soát quá gắt nên lượng hàng bị trả về nhiều. Chính vì thế, lợi nhuận sau thuế của FMC trong năm 2012 chỉ ở mức 5 tỷ đồng, trong khi đó 2011 lên tới 27 tỷ đồng, tức giảm 80%.

Bà Kim cho hay, 2013 FMC không dám chắc mức lợi nhuận sẽ tăng mạnh do các hợp đồng với Nhật sẽ bị kiểm tra gắt gao hơn. Trước đây, nước nhập khẩu chỉ kiểm 4 chất, nay tăng lên 5-6 chất, khiến cho chi phí kiểm tra tăng. Để giảm được chi phí đồng thời đảm bảo chất lượng tôm, 2013 công ty sẽ đầu tư xây dựng thêm nhà máy, khu vực nuôi tôm riêng để phục vụ sản xuất, giữ thị trường xuất khẩu.

Lý giải nguyên nhân các công ty thận trọng đặt kết quả 2013, ông Phạm Kinh Luân, chuyên gia phân tích tài chính độc lập cho biết, có lẽ sức đề kháng của doanh nghiệp đã bị kinh tế 2012 lấy đi một phần. Bên cạnh đó, họ thấy 2013 kinh tế vẫn còn khó khăn nên chọn hướng đi cầm cự để an toàn.

“Hiện nay tình trạng chung của doanh nghiệp Việt là không hấp thụ được vốn. Thế nên Việt Nam cứ bơm tiền ra là lụt, hút tiền vào là khô”, ông Luân chia sẻ. Ngoài ra, môi trường kinh doanh của Việt Nam thiếu cạnh tranh, nguồn vốn đang chạy vào những nơi kinh doanh không hiệu quả.

Ông Luân khuyên, những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nên tìm rõ nguyên nhân để xử lý tận gốc, đồng thời tái cấu trúc lại bộ máy hoạt động cho phù hợp với xu thế của nền kinh tế. Một khi, bộ máy hoạt động vững chắc, doanh nghiệp sẽ lên như diều gặp gió.

Riêng những doanh nghiệp muốn chuyển hướng kinh doanh nên cân nhắc xem liệu đó có phải là lợi thế của mình, tránh trường hợp một anh chuyên làm thực phẩm mà đòi mở trường đại học, anh làm khoáng sản lại đi mở khách sạn là không tưởng, ông Luân nói.

Nguồn: Doanh nghiệp niêm yết thận trọng với kế hoạch 2013

http://vietf.vn/2013/02/28/cac-nha-may-duong-keu-cuu.html

(Dân Việt) – Trên thị trường, giá đường giảm so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg. Trong khi đó, đường lậu của Thái Lan vẫn tuồn vào VN, dẫn đến giá đường, mía trong nước giảm.


Tại cuộc họp của Tổ điều hành thị trường trong nước ngày 27.2, ông Hà Hữu Phái- Trưởng đại diện Hiệp hội Mía đường tại Hà Nội cho biết, sản lượng đường sản xuất của các nhà máy đến thời điểm này chỉ mới đạt một nửa của cả vụ nhưng tồn kho đã lên tới gần 340.000 tấn, tăng 129.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Trên thị trường, giá đường RE đến thời điểm này giảm so với cùng kỳ năm ngoái là 6.000 đồng/kg, đường cát vàng cũng 5.000 đồng/kg, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất đường lao đao. Trong khi đó, đường lậu của Thái Lan vẫn tuồn vào VN, dẫn đến giá đường, mía trong nước giảm. Đại diện Hiệp hội Mía đường đề nghị: Khẩn cấp cho xuất khẩu đường, đồng thời tăng cường chống buôn lậu đường ở khu vực phía Nam.

Mai Nguyễn

Nguồn: Các nhà máy đường kêu cứu

http://vietf.vn/2013/02/28/sieu-thi-dien-may-giam-gia-roi-ban-ca-dn-4.html

Sau một năm “chiến” nhau khốc liệt, thị trường điện máy được cho là đã tạm an bài và bước vào năm 2013 với những hướng phát triển mới.


Mở siêu thị là chết

Năm 2012, thị trường điện máy sụt giảm ghê gớm, tăng trưởng âm 20%. Tất cả DN đều gặp khó khăn, lợi nhuận giảm mạnh, thua lỗ, nhiều siêu thị phải đóng cửa.

Một DN phân phối thiết bị điện tử và công nghệ số ở Hà Nội cho biết, doanh thu năm 2012 khoảng 1.600 tỷ nhưng lợi nhuận chỉ đạt 30 tỷ, bằng một nửa so với 2011. Trong khi đó, năm 2012, DN đã mở thêm 2 siêu thị điện máy mới tại Hà Nội, chi phí tăng gấp 1,5 lần nhưng doanh số tăng không đáng kể khiến lợi nhuận đã giảm mạnh.

Hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ trong lĩnh vực điện máy khác như Pico, Media Mart, Top Care, Việt Long, Nguyễn Kim, Best Carings… đều gặp phải khó khăn do tiêu thụ giảm sút. Trong đó không ít các siêu thị đang thua lỗ và hàng tồn kho chất đống, phải đóng cửa hàng.

Theo các DN, mỗi siêu thị điện máy phải có doanh số bán từ 20-30 tỷ đồng/tháng (khoảng 700 triệu -1tỷ đồng/ngày) mới tồn tại được. Tuy nhiên, 2012, doanh thu các siêu thị điện máy tại Hà Nội chỉ ở mức 100 triệu đồng/ngày. Có những đại siêu thị mở tại khu vực phía Tây Hà Nội với cả chục ngàn m2 nhưng doanh số mỗi ngày chỉ được 200 triệu đồng, sau 6 tháng đã phải thu hẹp lại một nửa, diện tích thừa cho thuê lại.

 

Trong lúc khó khăn nhu vậy thì “cuộc chiến” giữa các siêu thị điện máy lại nổ ra khốc liệt. Mục đích chính là giành giật thị phần và tiêu diệt lẫn nhau. Theo tính toán, chi phí từ khâu nhập hàng đến phân phối, bán lẻ, các mặt hàng điện máy hiện nay cần phải tăng giá từ 15-20% DN mới trang trải đủ chi phí. Song ngược lại, các siêu thị đã phải liên tiếp tung chiêu khuyến mãi khủng, nhiều mặt hàng có thời điểm phải giảm giá tới 50% để kéo khách.

Không ai bảo ai nhưng tất cả các siêu thị điện máy đều nhảy vào cuộc, cùng “chơi” trò giảm giá để đánh lại đối thủ. Hễ 1 siêu thị nào sắp tung ra chương trình khuyến mãi thì các siêu thị khác tung quân đến thám thính, nghiên cứu kỹ chương trình của đối thủ và ngay lập tức tung đòn trước, đối thủ giảm giá mặt hàng nào, bao nhiêu thì cũng giảm giá những mặt hàng đó thậm chí thấp hơn để phá kế hoạch.

Trong cuộc chiến đó không ít kẻ đã “thập tử nhất sinh”, khi “sức yếu lực kiệt” thì hậu quả là đóng cửa một số hoặc toàn bộ hệ thống siêu thị vốn đã dày công xây dựng, nhường lại thị phần cho kẻ mạnh.

Nhiều thương hiệu tên tuổi 1 thời như Top Care, Việt Long, Best Caring… thì đang dần biến mất hoặc teo lại, ngày càng ít thấy xuất hiện trên thương trường.

Phá sản bán cả DN?

Theo các DN, “cuộc chiến” giá cả đã tạm dừng. Cho đến nay các DN nhận ra rằng cứ “đánh nhau” mãi về giá trong khi đó chất lượng dịch vụ không được nâng cao thì khó tồn tại. Giá cả nhiều sản phẩm điện máy đã ở mức quá thấp, lợi nhuận không còn, vì vậy tạm “ngừng chiến”.

Một số siêu thị cho biết năm 2013 họ sẽ đổi mới về bán hàng, chẳng hạn cho khách hàng sử dụng trước trả tiền sau, hay cho đổi hàng nếu không ưng ý… Vì vậy “liên khúc” giảm giá được dự báo là sẽ không lặp lại trong năm 2013.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ là tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối.Diện tích mặt bằng không cần lớn nhưng phải là nơi thuận tiện gần khu đông dân cư, tiết giảm mọi chi phí tăng hiệu quả hoạt động. Đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở thêm các siêu thị, do chi phí thuê mặt bằng giảm mạnh và dễ dàng thuê được những địa điểm tốt với chi phí thấp.

Ngoài lý do đang có cơ hội tốt để mở rộng hệ thống phân phối, còn có lý do quan trong mà ít người nói ra, đó là mở và chờ để bán cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong năm 2013 các DN dự báo thị trường điện máy chưa thể khởi sắc, tăng trưởng vẫn giảm khoảng 10% so với 2012. Việc mở thêm nhiều siêu thị không làm cho doanh số tăng mạnh mà ngược lại khiến chi phí tăng, lợi nhuận giảm. Tuy nhiên một số DN cho biết, chỉ cần quản trị tốt, không để thua lỗ cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ là có cơ hội để bán.

Theo một số nguồn tin, hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu mua lại hệ thống phân phối bán lẻ tại Việt Nam. Đây là thời điểm có thể mua được với giá rẻ. Hiện một số DN Nhật Bản đang đàm phán với các DN bán lẻ Việt Nam trong đó có lĩnh vực điện máy để mua cổ phần. Nguyễn Kim, Trần Anh, Pico… được cho là đang đàm phán với các đối tác Nhật Bản để bán cổ phần.

Nhiều DN đang lo lắng giống hiện tượng tập đoàn Mai Linh khi kinh doanh dựa quá nhiều vào vốn vay, chỉ cần dòng tiền tắc ở 1 khâu nào đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động. Với DN Việt Nam việc bán được cổ phần cho đối tác nước ngoài trong lúc này sẽ giúp thu hồi vốn và có có nguồn tiền dồi dào đưa vào kinh doanh. Ngoài ra, với kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng, quản trị DN…

Theo nhận định, thị trường điện máy Việt Nam sẽ khởi sắc vào đầu năm 2014, vì vậy nhiều DN nước ngoài không muốn bỏ lỡ cơ hội này. Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn được cho là hấp dẫn với doanh số lên tới cả trăm tỷ USD/năm và số lượng lớn người tiêu dùng trẻ được cho là khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm điện máy.

Tuy nhiên khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua tới 51% để trở thành cổ đông chi phối thì rất có thể một cuộc thâu tóm lớn sẽ diễn ra và nhiều thương hiệu bán lẻ tên tuổi được DN Việt Nam dày công gầy dựng rất có thể sẽ lại rơi vào tay người nước ngoài trong thời gian không xa.

Nguồn: Siêu thị điện máy: Giảm giá rồi bán cả DN

http://vietf.vn/2013/02/28/tang-gia-sua-thanh-pham-bo-lo-tang-gia-sua-cho-nong-dan.html

(Dân Việt) – Hàng loạt các hãng sữa ngoại, nội đã thông báo trong tháng 2 và 3.2013 điều chỉnh tăng giá các sản phẩm sữa hộp bán ra thị trường. Tuy nhiên, các hãng này lại bỏ lơ khả năng tăng giá thu mua sữa nguyên liệu cho nông dân…


Kể từ cuối năm 2012, giá sữa đã bắt đầu vào “cơn bão” giá. Đến tháng 1.2013, một số hãng sữa ngoại như Dumex, Mead Johnson đã điều chỉnh tăng giá bán trên dưới 10%. Và “tâm bão” của đợt tăng giá bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán với hàng loạt hãng sữa nội thông báo điều chỉnh giá.

51 4 sua
Một số hãng sữa đã điều chỉnh tăng giá, trong khi giá thu mua nguyên liệu sữa không tăng.

Cụ thể, Vinamilk từ ngày 17.2 (mùng 8 tết) đã tăng giá từ 5 – 7% cho hầu hết các sản phẩm của mình, trừ sản phẩm sữa chua và hàng bình ổn. FrieslandCampina Việt Nam (FCV) thông báo từ ngày 1.3.2013 sẽ điều chỉnh giá của một số sản phẩm Friso và Dutch Lady, với mức tăng từ 8 – 9%. Theo hệ thống siêu thị Big C, Vinamilk cũng gửi yêu cầu tăng giá 7 – 8% cho khoảng 80% các sản phẩm sữa bột, sữa đặc, thức ăn giặm cho trẻ em (trừ sản phẩm bình ổn) từ tháng 3. Tương tự, Nutifood cũng gửi yêu cầu tăng giá từ 18.3. Lý do các hãng đưa ra cho việc tăng giá vẫn là do chi phí đầu vào tăng nên công ty bắt buộc phải tăng…

Giá sữa thu mua vẫn… bất động

Theo các hộ nông dân nuôi bò sữa ở huyện Củ Chi, TP.HCM, các hãng sữa tăng giá bán nhưng không tăng giá thu mua sữa cho nông dân, nên họ không được hưởng lợi gì hết từ đợt tăng giá này. Chị Lê Thị Chín – một hộ nuôi bò sữa ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM cho biết đã 2- 3 năm nay các hãng sữa chưa hề tăng giá thu mua cho các hộ chăn nuôi. Họ chỉ có các chính sách thưởng khi người nuôi bán sữa chất lượng tốt mà chính sách này nào giờ đã vậy.

Trong khi đó, chi phí đầu vào như giá thức ăn chăn nuôi, công lao động, điện nước… tăng thêm từ 5 -7%/năm nên nông dân không bù đắp đủ chi phí. Hiện giá thu mua sữa của các Công ty Vinamilk, FrieslandCampina Việt Nam hiện từ 11.000-11.600 đồng/kg. Tình trạng giá sữa nguyên liệu nằm im cũng xảy ra nhiều nơi.

Ông Đặng Hùng Phong ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) nuôi 10 con bò sữa, trong đó có 3 con thường xuyên cho sữa với lượng sữa 100 lít/ngày. Ông cho biết, từ đầu năm 2012 đến nay vẫn bán cho Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP, nhưng giá sữa vẫn giữ nguyên ở mức 11.700 đồng/lít, không hề tăng. “Công ty thu mua qua đại lý nên thực tế người nông dân cũng không biết giá sữa của công ty đang thu mua là bao nhiêu, có tăng hay không? Có khi công ty đã tăng giá nhưng khâu trung gian lại… ăn hết” – ông Phong nói.

Tại vùng nguyên liệu sữa Mộc Châu (Sơn La), giá sữa của nông dân chăn nuôi bò vẫn không có gì thay đổi. Anh Nguyễn Văn Thắng – hộ chăn nuôi bò sữa tại tiểu khu Vườn Đào, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, Sơn La, cho biết: “Chúng tôi có nghe việc các hãng khác tăng giá sữa nhưng giá sữa của chúng tôi vẫn bao năm nay vẫn vậy. Hiện giá sữa nguyên liệu chúng tôi giao hàng ngày cho công ty vẫn duy trì ở mức 13.000 đồng/kg, mức giá này đã có từ rất lâu. Nếu thời gian tới, công ty không tăng giá sữa thì khó khăn cho chúng tôi bởi giá cỏ khô, cám và những dịch vụ khác đã rậm rịch tăng”.

Còn ông Đinh Văn Trường trú tại Tiểu khu 68, thị trấn Nông Trường Mộc Châu chia sẻ: “Gia đình tôi cũng như các hộ chăn nuôi khác, phải nhập cỏ ngoại (Mỹ) để cho bò ăn vì số lượng cỏ gia đình trồng không đủ. Chi phí theo đó cũng tăng. Trong khi đó, thời gian qua nghe tin nhiều hãng tăng giá sữa nhưng đến nay giá sữa của chúng tôi vẫn ổn định. Chúng tôi chưa thấy phía công ty thông báo gì về việc tăng giá sữa nguyên liệu cả…

Chưa nghĩ đến việc tăng giá nguyên liệu

Trao đổi với NTNN, ông Bùi Đăng Khảm – cán bộ quản lý Công ty Sữa Mộc Châu khẳng định: “Sản phẩm sữa Mộc Châu luôn ổn định trên thị trường về cả số lượng và chất lượng. Việc các hãng sữa khác tăng giá không quá ảnh hưởng đến chúng tôi. Do đó, trong thời gian tới phía công ty chưa có dự định nào trong việc tăng giá sữa. Hiện tại, giá sữa đóng thùng loại to của công ty vẫn giữ giá là 305.000 đồng/thùng; loại nhỏ là 293.000 đồng/thùng”.

Đại diện Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP, ông Trần Bảo Minh – Phó Tổng Giám đốc thừa nhận là giá sữa thu mua của nông dân hiện công ty vẫn chưa tăng. Hiện, để thu mua được sữa, công ty vẫn phải sử dụng các hệ thống đại lý ở các làng nhưng giá thu mua của các đại lý nay vẫn phải tuân thủ theo giá quy định của nhà máy. Tất nhiên, giá sữa ở mỗi khu vực, mỗi hộ gia đình có sự khác nhau (sữa sạch có thể đắt hơn 1.000 đồng so với sữa có chứa vi sinh) do nhà máy có chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng sữa.

“Hiện giá sữa bán ra thị trường của nhiều doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài đều tăng do giá nguyên liệu tăng. Phía công ty cũng đã có kế hoạch tăng giá thu mua sữa cho người nông dân, nhưng cũng chỉ khoảng 2-3% vào đầu tháng 3 tới” – ông Minh nói.

Lý giải về việc vì sao không tăng giá thu mua cho nông dân, đại diện Công ty FCV cho hay, hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi với những công cụ kiểm soát chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi thu mua sữa (từ trang trại đến nhà máy) của công ty đã giúp nông dân ngày càng nâng cao khả năng tự kiểm soát và sản xuất ra sữa tươi an toàn, chất lượng cao.

“Năng suất sữa bình quân của các hộ đã tăng liên tục, từ 11,4 kg/bò vắt sữa/ngày trong năm 2005 đã lên đến 13,2kg/bò vắt sữa/ngày trong năm 2011. Mức lợi nhuận/chi phí đã tăng từ 2.9- 9,9% (năm 2006) lên đến 22% (năm 2012, với các trại nhỏ có dưới 10 con bò), thậm chí đến lên 28% (với các trang trại có trên 40 con bò). Do đó, việc chưa tăng giá nguyên liệu là cũng có cơ sở” – đại diện FCV nhấn mạnh.

Như vậy, có thể thấy đợt tăng giá sữa này, các doanh nghiệp tiếp tục được hưởng lợi, còn phần thiệt như thường lệ lại thuộc về phía người tiêu dùng, nông dân. Bao giờ nghịch lý này được giải quyết vẫn chưa có câu trả lời.

Ngọc Minh – Thanh Xuân – Đinh Giáp

Nguồn: Tăng giá sữa thành phẩm: Bỏ lơ tăng giá sữa cho nông dân

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

http://vietf.vn/2013/02/28/dam-ca-mau-can-tao-muc-gia-hop-ly-cho-nong-dan.html

(Dân Việt) – Ngày 26.2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chuyến công tác các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, kiểm tra tình hình hoạt động một số dự án công nghiệp, thủy hải sản tại địa phương.


Phó Thủ tướng đã đến thăm và làm việc tại Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau nhân dịp Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức đi vào sản xuất sản phẩm urê thương mại được gần 1 năm.

Sau khi khánh thành và bàn giao nhà máy, đến nay Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau đã hoàn thành công tác quyết toán, với chi phí thấp hơn tổng mức đầu tư gần 200 triệu USD, bao gồm các khoản tiết kiệm lãi vay, thu hồi sản phẩm chạy thử, tỷ giá… Trong năm đầu đi vào vận hành, nhà máy sản xuất được 480.747 tấn sản phẩm, vượt 10% so kế hoạch. Lượng tiêu thụ cũng vượt 10% kế hoạch, dẫn tới doanh thu vượt trên 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận gấp 4 lần kế hoạch đề ra.

51 13 ca mau
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm và làm việc tại Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau.

Tại nhà máy, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương những kết quả cũng như ý nghĩa vai trò của chủ trương đúng đắn trong đầu tư Nhà máy Đạm Cà Mau giữa vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, dự án là một trong số ít những công trình khi quyết toán giảm so với tổng mức đầu tư do các đơn vị nỗ lực những biện pháp tài chính, tiết kiệm.

Nhà máy Đạm Cà Mau cũng góp phần quan trọng trong bài toán đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, từ một nước gần như phụ thuộc hoàn toàn vật tư phân bón nông nghiệp, đến nay các nhà máy đạm: Cà Mau, Phú Mỹ, Hà Bắc đã đảm bảo 76% lượng phân bón tiêu thụ trong nước, riêng phân đạm đã chủ động toàn bộ và bắt đầu xuất khẩu. Phó Thủ tướng đề nghị chủ đầu tư, lãnh đạo nhà máy chú trọng công tác thị trường, xây dựng thương hiệu bằng cách tiếp tục bảo đảm nâng cao chất lượng, tạo mức giá hợp lý để sản phẩm đến được với nông dân, rút ngắn thời gian hoàn vốn đầu tư. Nhà máy cũng cần chú trọng công tác đào tạo quản lý, vận hành, đảm bảo đời sống cho người lao động trong công ty, tham gia công tác an sinh xã hội ở địa phương.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý cán bộ, công nhân nhà máy trong quản lý vận hành cần xây dựng kỷ luật lao động như trong quân đội do Đạm Cà Mau là tổ hợp nhà máy hóa chất, công nghệ khí vận hành phức tạp. Từng bộ phận cần xây dựng kịch bản phân tích kỹ khả năng rủi ro, để có phương án, diễn tập phòng chống sự cố thường xuyên.

PV

Nguồn: Đạm Cà Mau cần tạo mức giá hợp lý cho nông dân

http://vietf.vn/2013/02/28/evn-hanoi-166-ty-dong-xay-dung-cac-cong-trinh-dien.html

(Dân Việt) – Vừa qua, ông Trần Đức Hùng – Tổng Giám đốc EVN HANOI đã tới động viên và thăm hỏi cán bộ công nhân viên đang thi công tại công trình “Đại tu cải tạo trạm biến áp Hai Bà Trưng 2”, công trình do tổ Vận hành 2 – Công ty Điện lực Hoàn Kiếm chịu trách nhiệm thi công.


Trạm biến áp (TBA) Hai Bà Trưng 2 có công suất 630kVA với kiểu trạm treo. Trạm đang cấp điện cho hơn 370 khách hàng tại khu vực ngã tư Nguyễn Khắc Cần – Hai Bà Trưng. Do ảnh hưởng của thời tiết, thời gian vận hành nhiều năm, hiện nay một số trạm biến áp của Công ty Điện lực Hoàn Kiếm có phần giá đỡ cáp cực máy đã cũ, phần sắt của TBA đến nay đã bị gỉ, như dàn thanh cái, vỏ tủ…

51 13 evn
Công nhân Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội cải tạo lưới điện phân phối khu vực quận Hai Bà Trưng.

Để đảm bảo trong công tác vận hành, cấp điện an toàn liên tục, Công ty Điện lực Hoàn Kiếm đã tiến hành lắp đặt mới giá đỡ cáp cực máy, đi cáp cực máy gọn gàng, đảm bảo mỹ quan đồng thời sơn lại toàn bộ phần sắt của TBA như dàn thao tác, vỏ tủ hạ thế, vệ sinh công nghiệp phần máy biến áp…

Hơn 20 công trình của Công ty Điện lực Hoàn Kiếm có tổng mức đầu tư 1,1 tỷ đồng, bắt đầu khởi công từ ngày 18.2.2013 và sẽ hoàn thành vào ngày 28.2.2013.

Không chỉ Công ty Điện lực Hoàn Kiếm mà trong thời gian từ ngày 18 đến 28.2 này, có 5 công ty điện lực thuộc Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVN HANOI) gồm Hoàn Kiếm, Hà Đông, Sơn Tây, Thạch Thất và Mỹ Đức đã ra quân thi công 5 công trình mở màn cho một chuỗi các công trình đầu xuân của EVN HANOI. Theo kế hoạch trong tháng 2 này, 29 công ty điện lực ở các quận, huyện và 5 đơn vị trực thuộc EVN HANOI sẽ khởi công 70 công trình đầu xuân với tổng giá trị gần 166 tỷ đồng.

EVN HANOI cho biết triển khai thi công công trình đầu xuân là công việc thường niên của tổng công ty vào dịp năm mới, tạo đà thuận lợi và khí thế làm việc trong toàn thể cán bộ công nhân viên. Các công trình được các đơn vị triển khai tập trung vào việc như cải tạo và nâng công suất, thay đường dây trạm biến áp; xây dựng mới các trạm biến áp; thay công tơ định kỳ; đại tu, cải tạo đường trục hạ thế, trung thế; nâng công suất và thay tủ hạ thế trạm biến áp; san tải trạm biến áp; thí nghiệm các thiết bị thuộc trạm biến áp… Phần lớn các công trình sẽ hoàn thành ngay trong tháng.

Theo EVN HANOI, các công trình được khởi công đầu năm nay hầu hết là ở những nơi đông dân cư và mật độ dân số tăng trưởng nhanh. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ đảm bảo cung ứng điện và vận hành lưới điện an toàn, ổn định, đáp ứng yêu cầu của mọi phụ tải trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Mai Nguyễn

Nguồn: EVN HANOI: 166 tỷ đồng xây dựng các công trình điện

http://vietf.vn/2013/02/28/bo-quy-dinh-chu-dau-tu-tu-nghiem-thu-cong-trinh.html


Theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh

6 chot 9f332
Theo Nghị định 15,chung cư từ bốn tầng trở lên, nhà ở trên 7 tầng… phải được nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu. Ảnh: HTD

Nhà ở trên bảy tầng, chung cư từ bốn tầng trở lên phải được Nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu.

“Trước 10 ngày làm việc (hoặc trước 20 ngày làm việc tùy quy mô công trình) so với ngày dự kiến tổ chức nghiệm thu, chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước báo cáo hoàn thành hạng mục hoặc công trình để được kiểm tra về công tác nghiệm thu” – đó là nội dung đáng lưu ý tại Nghị định 15 (có hiệu lực từ ngày 15-4) về quản lý chất lượng công trình, thay thế Nghị định 209/2004.

Tùy quy mô, cấp công trình
 
Nghị định 15 quy định: Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra sự tuân thủ pháp luật về quản lý chất lượng công trình. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại nếu có hoặc phải kiểm định chất lượng công trình. Trong vòng 15-30 ngày, cơ quan này phải có kết luận bằng văn bản về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu. Nếu quá thời hạn mà không nhận được kết luận này, chủ đầu tư được quyền nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng. 
 
Những công trình được kiểm tra công tác nghiệm thu không phân biệt nguồn vốn mà tùy vào quy mô, cấp công trình (được quy định cụ thể tại Thông tư 33/2009 của Bộ Xây dựng). Chung cư từ cấp III trở lên (bốn tầng trở lên theo Thông tư 33), nhà ở trên bảy tầng, công trình công cộng từ cấp III trở lên phải được Nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu. Các công trình công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật cũng tùy theo quy mô mà xếp vào đối tượng được kiểm tra hay không. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra gồm Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an kiểm tra đối với công trình thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Thẩm tra tính hợp lý, tiết kiệm công trình vốn ngân sách
 
Nghị định 15 cũng quy định những công trình trên phải được thẩm tra về thiết kế. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thẩm tra về năng lực của tổ chức tư vấn, sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu an toàn khác.
 
“Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách, cơ quan quản lý nhà nước còn thẩm tra thêm sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư”.

Với những nội dung tại Nghị định 15, cơ quan quản lý nhà nước đã thay đổi quan điểm về quản lý chất lượng công trình. Việc tổ chức thiết kế, nghiệm thu và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình đã không được giao phó toàn bộ cho chủ đầu tư như trong Nghị định 209/2004. Thay vào đó, các giai đoạn này đều phải được Nhà nước quản lý.

Theo một chuyên gia, những điểm mới tại Nghị định 15 sẽ khắc phục được tình trạng buông hẳn việc quản lý công trình sau khi được cấp phép xây dựng. Đặc biệt, những công trình có vốn ngân sách được kiểm tra về tính tiết kiệm, hiệu quả trong thiết kế sẽ chống được phần nào tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm tra thiết kế và đánh giá chất lượng công trình. Đồng thời, nếu không kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả, có thể phát sinh tình trạng cán bộ làm khó dễ chủ đầu tư.
 

Nghị định 15 giao Nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu là không cần thiết. Bởi một dự án vốn đã được giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình của nhiều phía (đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát, chủ đầu tư). Đã giao cho họ rồi thì không cần Nhà nước kiểm tra lại lần nữa. Ngoài ra, năng lực của cán bộ có đảm bảo không? Chưa kể tiềm tàng nguy cơ nhũng nhiễu.

Về nội dung chống thất thoát lãng phí của các dự án sử dụng vốn ngân sách thì tôi hoàn toàn ủng hộ. Vừa qua, tôi gửi đơn phản ánh về ba dự án tại TP có sự lãng phí rất lớn từ thiết kế. Nhưng tới nay Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng TP vẫn chưa kết luận hay trả lời về phản ánh của tôi cả.

Kỹ sư Nguyễn Văn Đực – Giám đốc Công ty Tư vấn Tân

Tác giả: Cẩm Tú

Nguồn: Bỏ quy định chủ đầu tư tự nghiệm thu công trình

http://vietf.vn/2013/02/28/bo-quy-dinh-chu-dau-tu-tu-nghiem-thu-cong-trinh.html


Theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh

6 chot 9f332
Theo Nghị định 15,chung cư từ bốn tầng trở lên, nhà ở trên 7 tầng… phải được nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu. Ảnh: HTD

Nhà ở trên bảy tầng, chung cư từ bốn tầng trở lên phải được Nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu.

“Trước 10 ngày làm việc (hoặc trước 20 ngày làm việc tùy quy mô công trình) so với ngày dự kiến tổ chức nghiệm thu, chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước báo cáo hoàn thành hạng mục hoặc công trình để được kiểm tra về công tác nghiệm thu” – đó là nội dung đáng lưu ý tại Nghị định 15 (có hiệu lực từ ngày 15-4) về quản lý chất lượng công trình, thay thế Nghị định 209/2004.

Tùy quy mô, cấp công trình
 
Nghị định 15 quy định: Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra sự tuân thủ pháp luật về quản lý chất lượng công trình. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại nếu có hoặc phải kiểm định chất lượng công trình. Trong vòng 15-30 ngày, cơ quan này phải có kết luận bằng văn bản về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu. Nếu quá thời hạn mà không nhận được kết luận này, chủ đầu tư được quyền nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng. 
 
Những công trình được kiểm tra công tác nghiệm thu không phân biệt nguồn vốn mà tùy vào quy mô, cấp công trình (được quy định cụ thể tại Thông tư 33/2009 của Bộ Xây dựng). Chung cư từ cấp III trở lên (bốn tầng trở lên theo Thông tư 33), nhà ở trên bảy tầng, công trình công cộng từ cấp III trở lên phải được Nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu. Các công trình công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật cũng tùy theo quy mô mà xếp vào đối tượng được kiểm tra hay không. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra gồm Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an kiểm tra đối với công trình thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Thẩm tra tính hợp lý, tiết kiệm công trình vốn ngân sách
 
Nghị định 15 cũng quy định những công trình trên phải được thẩm tra về thiết kế. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thẩm tra về năng lực của tổ chức tư vấn, sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu an toàn khác.
 
“Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách, cơ quan quản lý nhà nước còn thẩm tra thêm sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư”.

Với những nội dung tại Nghị định 15, cơ quan quản lý nhà nước đã thay đổi quan điểm về quản lý chất lượng công trình. Việc tổ chức thiết kế, nghiệm thu và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình đã không được giao phó toàn bộ cho chủ đầu tư như trong Nghị định 209/2004. Thay vào đó, các giai đoạn này đều phải được Nhà nước quản lý.

Theo một chuyên gia, những điểm mới tại Nghị định 15 sẽ khắc phục được tình trạng buông hẳn việc quản lý công trình sau khi được cấp phép xây dựng. Đặc biệt, những công trình có vốn ngân sách được kiểm tra về tính tiết kiệm, hiệu quả trong thiết kế sẽ chống được phần nào tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm tra thiết kế và đánh giá chất lượng công trình. Đồng thời, nếu không kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả, có thể phát sinh tình trạng cán bộ làm khó dễ chủ đầu tư.
 

Nghị định 15 giao Nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu là không cần thiết. Bởi một dự án vốn đã được giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình của nhiều phía (đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát, chủ đầu tư). Đã giao cho họ rồi thì không cần Nhà nước kiểm tra lại lần nữa. Ngoài ra, năng lực của cán bộ có đảm bảo không? Chưa kể tiềm tàng nguy cơ nhũng nhiễu.

Về nội dung chống thất thoát lãng phí của các dự án sử dụng vốn ngân sách thì tôi hoàn toàn ủng hộ. Vừa qua, tôi gửi đơn phản ánh về ba dự án tại TP có sự lãng phí rất lớn từ thiết kế. Nhưng tới nay Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng TP vẫn chưa kết luận hay trả lời về phản ánh của tôi cả.

Kỹ sư Nguyễn Văn Đực – Giám đốc Công ty Tư vấn Tân

Tác giả: Cẩm Tú

Nguồn: Bỏ quy định chủ đầu tư tự nghiệm thu công trình

http://vietf.vn/2013/02/27/vi-sao-gioi-dien-anh-khao-khat-giai-oscar.html

Bên cạnh vai trò như sự chứng nhận về đóng góp nghệ thuật, danh hiệu Oscar còn đem tới những giá trị kinh tế to lớn khác


vi sao gioi dien anh khao khat giai oscar
Những giọt nước mắt xúc động khi nhận giải Oscar có thể là kết quả của năm tháng mài giũa kỹ năng điện ảnh, với hy vọng một ngày sẽ được chạm tay vào bức tượng vàng danh giá. Nhưng có thể còn lý do khác: các diễn viên thực sự vui mừng vì triển vọng tiền bạc mà Oscar đem lại.

Danh hiệu “Người chiến thắng” ở một hạng mục nào cũng tương đương với những món hời kếch xù. Sau đây là 8 lý do kinh tế thiết thực mà giải Oscar có thể hửa hẹn:

1. Vị thế ngôi sao và cả mức cát sê tăng vọt:

Theo Reuters, sau khi Halle Berry giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn trong “Monster’s Ball” (Vũ hội của quỷ) năm 2001, cô bắt đầu yêu cầu mức cát sê hơn 10 triệu USD cho mỗi phim.

2. Thu hút mọi ánh mắt công chúng

Oscar là tâm điểm chú ý của cả xã hội. Những công ty như Grey Poupon, nhà sản xuất mù tạt cũng trả những món tiền lớn để được quảng cáo trong lễ trao giải. TheoBusiness Insider, một đoạn quảng cáo dài 30 giây trong chương trình có thể tốn từ 1,7 triệu USD đến 1,85 triệu USD.

3. Giá trị của bạn trong nền công nghiệp điện ảnh tiếp tục gia tăng

Theo công ty tài chính Lear Capital, nếu một diễn viên hay nhà làm phim giành giải cho Phim hay nhất, giá trị của người đó có thể lên tới 13.980.757 USD trong suốt sự nghiệp.

vi sao gioi dien anh khao khat giai oscar
 
4. Làm tăng vọt doanh thu phòng vé

Theo IBISWorld, từ 2008 đến 2011, những bộ phim đạt giải Phim hay nhất tăng thêm 22% doanh thu phòng vé sau khi nhận đề cử và 15% sau khi thắng giải.

vi sao gioi dien anh khao khat giai oscar
5. DVD phim sẽ bán đắt như tôm tươi

Theo Reuters, khi một bộ phim được đề cử Oscar, doanh thu phòng vé không phải nguồn thu nhập duy nhất tăng lên. Doanh số DVD cho các ứng viên của giải thưởng này cũng sẽ gia tăng nhanh chóng.

vi sao gioi dien anh khao khat giai oscar
6. Thắng Oscar có thể ngăn chặn phá sản

Một luật sư của hãng phim Los Angeles đánh giá trên MSNBC: đối với một vài xưởng phim, giải Oscar có thể tạo nên sự khác biệt từ việc kiếm thêm bộn tiền đến tránh được rủi ro phá sản.

vi sao gioi dien anh khao khat giai oscar
7. Càng thắng sớm càng tốt

Người chiến thắng hoặc được đề cử thường sẽ phát tài hơn nếu đạt được những danh hiệu này ở giai đoạn đầu sự nghiệp. Anna Paquin là người trẻ thứ hai trong lịch sử giành Oscar cho vai diễn trong “The Piano” năm 1993. Theo Bankrate, giá trị hiện tại của cô vào khoảng 12 triệu USD và cô nhận cát sê 75.000 USD cho mỗi tập phim “True Blood”.

vi sao gioi dien anh khao khat giai oscar
8. Bức tượng Oscar làm từ vàng

Theo đài phát thanh Southern California Public Radio, dù người chiến thắng không thăng tiến về sự nghiệp sau giải thưởng này, họ vẫn có thể từ hào làm chủ nhân của bức tượng vàng có chi phí 400 USD này.

Theo Duy Tùng
Vnexpress, Huffingtonpost
Nguồn: Vì sao giới điện ảnh khao khát giải Oscar?

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

http://vietf.vn/2013/02/27/vu-sua-danlait-manh-cam-co-co-tinh-nhap-nhem-trong-dang-ky-ten-san-pham.html

(CafeBiz) Nếu theo những bằng chứng ở hiện tại, Danlait có thể coi là sữa. Thế nhưng có dấu hiệu cho thấy Mạnh Cầm nhập nhằng trong việc đăng ký tên nhãn sản phẩm với cơ quan chức năng.


vu sua danlait manh cam co co tinh nhap nhem trong dang ky ten san pham

Theo thông tin mới nhất
từ ông Jean Luc Angot, trưởng cơ quan điều phối y tế Pháp, sữa dê dùng để sản
xuất sữa trẻ em Danlait được thu hoạch và chế biến tại tỉnh Vende bởi nhà máy
thuộc Liên hiệp sữa vùng Venise Verte.

Về phần công ty FIT của thành phố Rennes (website:
http://www.fitsagroup.com/page/fr/111/g/1/laits-infantiles.html), công ty này
được đăng ký trong danh sách các công ty trong tư cách công ty bán buôn, kinh
doanh liên doanh nghiệp các sản phẩm sữa, trứng, dầu ăn và các thực phẩm có chất
béo. Như vậy hoạt động kinh doanh sữa của công ty FIT không ảnh hưởng gì đến chất
lượng sữa.

Còn theo chia sẻ mới nhất của ông Kiều Đình Cảnh,
đội phó đội quản lý thị trường số 12, Mạnh Cầm có một số dấu hiệu nhập nhằng
trong nhãn sữa cũng như hoạt động đăng ký với các cơ quan chức năng.

vu sua danlait manh cam co co tinh nhap nhem trong dang ky ten san pham

Theo
bản dịch nhãn sữa và giấy tờ của Danlait bằng tiếng Pháp, Danlait chính là sữa
trẻ em và trên nhãn sữa của hộp sữa Pháp có dòng chữ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loại sản
phẩm này chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sỹ.
Trên thực tế, nhãn
phụ tiếng Việt của Mạnh Cầm lại không hề có dòng chữ: Loại sản phẩm này chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sỹ. Kết
luận, Danlait chính là sữa nhưng nhãn phụ của hãng lại không nêu rõ thông tin sản
phẩm phải được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sỹ.

Cũng theo ông Kiều Đình Cảnh, Mạnh Cầm đăng ký
với Cục vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm Danlait là: Thực phẩm bổ sung: Sữa
dê Danlait. Và ông Cảnh cũng rất hoài nghi về việc lý do tại sao Mạnh Cầm lại
đăng ký với Cục bằng cái tên thực phẩm bổ sung chứ không phải sữa? Liệu có phải
Mạnh Cầm làm vậy để né các quy định khi cần tăng giá sản phẩm bởi đối với sản
phẩm sữa, mỗi khi tăng giá cần phải đăng ký và thông báo?

Hàm lượng đạm là 34% có thực sự hợp lý?

Đối với thông số về
hàm lượng đạm trong sữa gây xôn xao dư luận thời gian gần đây, Phó viện trưởng
Viện Dinh dưỡng quốc gia, bà Nguyễn thị Lâm, khẳng định rằng người tiêu dùng
không nên nhầm lẫn về hàm lượng đạm của sữa. Nhiều báo chí khẳng định rằng hàm
lượng đạm cần thiết của sữa phải đạt 34%, song theo bà này, theo quy chuẩn dinh
dưỡng quốc tế, hàm lượng đạm cần thiết cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không cần thiết
phải cao đến như vậy.

Hàm lượng đạm theo
tiêu chuẩn quốc tế chỉ cần từ 11 đến 18% còn với hàm lượng đạm lên đến 34% thì
trẻ nhỏ cũng không thể tiêu hóa được. Vì vậy, khi sử dụng sữa, người tiêu dùng
không nên nhầm lẫn rằng hàm lượng đạm tối thiểu phải là 34%.

Đồng thời, bà Lâm cũng
khẳng định rằng người tiêu dùng không nên phân biệt quá rạch ròi giữa sữa và thực
phẩm bổ sung. Bởi sữa cũng là một loại thực phẩm để bổ sung cho trẻ em ngoài
các thực phẩm khác, vậy nên hai khái niệm này không nên tách rời.

Cảnh báo về tình trạng sữa có độ đạm chỉ 5% tại
một số tỉnh thành tại Việt Nam

Theo một thanh tra
viên thuộc Bộ Y Tế, trong đợt kiểm tra các tỉnh miển Trung năm 2009, nhìn chung
các loại sữa bán trong siêu thị cửa hàng tại thành phố, thị xã lớn đều đạt chuẩn
độ đạm khoảng 20%. Thế nhưng khi đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu sữa tại một số
cửa hàng ở tỉnh lẻ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có nhiều loại sữa độ đạm chỉ đạt 5%,
tức là chưa bằng ¼ so với mức chuẩn cần thiết của sản phẩm sữa.

Vì vậy, thanh tra viên
này khuyến nghị người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm sữa có uy tín, có thể là
sữa ngoại hay sữa nội tùy lựa chọn của người tiêu dùng. Thế nhưng bà khẳng định
kết quả kiểm nghiệm với các loại sữa nội hiện nay như sữa của Vinamilk cũng rất
đảm bảo tiêu chuẩn. Vì vậy người tiêu dùng không nên quá sính hàng ngoại, mua
hàng xách tay không rõ nguồn gốc để tự rước họa cho mình và trẻ em.

Trần Nguyễn

Nguồn: Vụ sữa Danlait: Mạnh Cầm có cố tình nhập nhèm trong đăng ký tên sản phẩm?

http://vietf.vn/2013/02/27/huy-dong-gan-8-348-ty-dong-trai-phieu-chinh-phu.html


Huy động gần 8.348 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của Năm mới Quý Tỵ ngày 26/2, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công tổng cộng 8.347,57 tỷ đồng ở cả bốn kỳ hạn với lãi suất dưới 9,5%/năm.

tpcp
Kiểm tra, giám sát theo dõi hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử.

Theo đơn vị tổ chức phiên đấu thầu ngày 26/2 là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, phiên đấu thầu ngày 26/2 này có tổng khối lượng gọi thầu đạt 9.000 tỷ đồng với bốn loại kỳ hạn gồm 2 năm (2.000 tỷ đồng), 3 năm (3.000 tỷ đồng), 5 năm (3.000 tỷ đồng) và 10 năm (1.000 tỷ đồng).

Cụ thể, Trái phiếu kỳ hạn 2 năm có tới 23 thành viên tham gia với khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 8.970 tỷ đồng. Vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 8-10,5%/năm. Kết quả, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu 2 năm với lãi suất trúng thầu 8,3%/năm, thấp hơn lãi suất trúng thầu phiên trước đó 0,34%/năm.

Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có 19 thành viên tham gia với khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 5.750 tỷ đồng. Vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 8,2-10,2%/năm. Kết quả, huy động thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu 3 năm với lãi suất trúng thầu 8,53%/năm, thấp hơn lãi suất trúng thầu phiên trước đó 0,12%/năm.

Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 13 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ là 3.144,57 tỷ đồng. Vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 8,35-9,74%/năm. Kết quả, huy động 2.459,57 tỷ đồng trái phiếu 5 năm với lãi suất trúng thầu 9,3%/năm, bằng với lãi suất trúng thầu phiên trước đó.

Trái phiếu kỳ hạn 10 năm có tới 6 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 1.398 tỷ đồng. Vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 8,65-10,68%/năm. Kết quả, huy động được 888 tỷ đồng trái phiếu 10 năm với lãi suất trúng thầu 9,15%/năm, bằng với lãi suất trúng thầu phiên trước đó.

Như vậy, với phiên đấu thầu đầu tiên sau một thời gian thị trường ngừng giao dịch Tết âm lịch, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 8.347,57 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ trúng thầu là 92,75%.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng cho biết năm 2013, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng và công bố đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ (một trong những chỉ báo quan trọng của thị trường) để làm cơ sở định giá cho cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đồng thời, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng sẽ ban hành các văn bản liên quan đến quỹ đầu tư trái phiếu, quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện để phát triển hệ thống nhà đầu tư có tổ chức; xây dựng thị trường công cụ phái sinh cho trái phiếu và các nghiệp vụ chứng khoán để đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư mới, thu hút nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia.

Nguyễn Kim Anh

Vietnam+

Nguồn: Huy động gần 8.348 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

http://vietf.vn/2013/02/27/hoi-nghi-tap-huan-che-do-ke-toan-ap-dung-doi-voi-quy-mo-2.html


Hội nghị tập huấn Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ mở

“Để quỹ mở có thể vận hành và phát huy vai trò trên thị trường chứng khoán, chế độ kế toán và chính sách về thuế đối với quỹ mở giữ vai trò rất quan trọng…”

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN phát biểu khai mạc Hội nghị

Được sự chấp thuận của Lãnh đạo Bộ Tài chính, ngày 26/2/2013, Vụ chế độ Kế toán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ mở.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng cho biết, Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn về việc thành lập và quản lý Quỹ mở đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành ngày 16/12/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/3/2012. Đây là một sản phẩm mới và có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành quản lý quỹ nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Tuy nhiên, để quỹ mở có thể vận hành và phát huy vai trò trên thị trường chứng khoán, chế độ kế toán và chính sách về thuế đối với quỹ mở giữ vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở Thông tư số 183/2011/TT-BTC, ngày 15/11/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 198/2012/TT-BTC về Chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ mở. Thông tư 198/2012/TT-BTC được xây dựng trên cơ sở tham khảo các Chuẩn mực kế toán quốc tế, kinh nghiệm của các nước trong khu vực, ý kiến đóng góp của các thành viên thị trường và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Thông tư 198/2012/TT-BTC về Chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ mở đã quy định chi tiết về nội dung và phương pháp kế toán liên quan đến hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, chế độ sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác kế toán của quỹ mở.

Điểm nổi bật trong chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ mở là việc tiếp cận khái niệm giá trị thị trường, giá trị hợp lý để tính toán giá trị tài sản ròng của quỹ, nhờ đó phản ánh đúng giá trị tài sản của quỹ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư tham gia vào quỹ, đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường.

Hội nghị sẽ diễn ra trong ba (03) ngày, trong đó trọng tâm là các quy định cụ thể của Thông tư 198/2012/TT-BTC. Ngoài ra, Hội nghị cũng tập huấn một số quy định pháp luật về thuế đối với quỹ đầu tư chứng khoán nói chung, cũng như lấy ý kiến về việc hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách thuế đối với quỹ mở nói riêng.

SSC

Nguồn: Hội nghị tập huấn Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ mở

http://vietf.vn/2013/02/27/27-02-ban-tin-20-gio-qua.html


27/02: Bản tin 20 giờ qua

ĐHĐCĐ thường niêm 2013 của SBS thông qua việc tái cấu trúc mang tính sống còn của công ty trong thời gian tới rất được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra lễ ký kết hợp đồng giữa NHNN và SJC về nguyên tắc gia công vàng miếng hay Thủ tướng quyết định chưa tăng giá bán xăng dầu cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường.

* Tường thuật Đại hội: Chứng khoán SBS đã được cứu? Sáng nay (26/02), ĐHĐCĐ thường niên 2013 của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (HOSE: SBS) đã thông qua tất cả tờ trình với tỷ lệ cao. Đáng chú ý là đề án tái cấu trúc mang tính sống còn của công ty trong thời gian tới.>>>

* Thủ tướng quyết định chưa tăng giá bán xăng dầu. Để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước.>>>

* NHNN ký hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng với SJC. Ngày 26/02/2013, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ông Nguyễn Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối và ông Đỗ Công Chính – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC đã ký Hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng. >>>

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

* Hội nghị tập huấn Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ mở

* Cổ phần hóa sẽ “nóng” trong năm nay

* Thị trường trái phiếu Chính phủ năm 2012 và định hướng triển khai nhiệm vụ 2013

* Soi chỉ số tham chiếu 5 quỹ ETF đầu tư vào Việt Nam

* Giải thể SBS-Campuchia ngay trong quý 1, thu về khoảng 47 tỷ đồng

* GLT: TGĐ Nguyễn Hữu Dũng đăng ký mua hơn 1 triệu cp

* KBC sẽ phát triển khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh

* VMD: Cổ đông lớn Hòa Văn Quang nâng sở hữu lên 6.5%

* QST: 07/03 GDKHQ dự ĐHĐCĐ thường niên 2013, nhận cổ tức 16% và cổ phiếu thưởng 5:1

* HBC: Cổ đông đồng ý bán 15 triệu cp cho nhà đầu tư chiến lược

* SAM báo lỗ 5.3 tỷ đồng trong quý 4/2012

* GIL: Lợi nhuận khác tăng đột biến, lãi ròng hợp nhất quý 4/2012 vẫn giảm 47% cùng kỳ

* CTG: Đại hội thông qua việc phát hành hơn 644 triệu cp cho BTMU trong quý 1,2/2013

VĨ MÔ ĐẦU TƯ

* Chuyên gia: Không dễ cải cách kinh tế

* Đến 2015, Vinapaco sẽ thoái vốn tại 9 doanh nghiệp

* Ba tập đoàn lớn thỏa thuận hợp tác chiến lược

* Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 4,8 tỷ USD

* Chỉ số giá bất động sản 2 thành phố lớn đều giảm

* “Vỡ mộng” vì dự án Đại Thanh “mở hàng” căn hộ không sổ đỏ

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

* Ngân hàng sẵn sàng vốn cho bất động sản

* Chính sách tỷ giá: Cần thả nổi có kiểm soát chứ không phải phá giá

* Vàng sẽ mất giá 4 – 5 triệu sau 1 tuần

* Hết 10-3 sẽ hoàn thành tạm xuất tái nhập vàng

TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

* Giới chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ tiếp tục ảm đạm

* Nhật thông qua gói ngân sách bổ sung 142 tỷ USD

* Châu Âu: Thắt lưng buộc bụng không còn là “thuốc màu”

* Kinh tế Hy Lạp có thể tăng trưởng trở lại năm 2014

* Nỗi buồn Bắc Á

Vietstock tổng hợp

Nguồn: 27/02: Bản tin 20 giờ qua

http://vietf.vn/2013/02/27/be-mac-phien-hop-thu-15-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi.html


Trước đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về bố trí vốn trái phiếu chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách.

Sau 2 ngày làm việc, chiều 26/2, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 15.

Trước
phiên bế mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Tờ trình của
Chính phủ về bố trí vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012-2015 và năm
2012 cho một số dự án quan trọng, cấp bách của các Bộ: Giao thông Vận
tải, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các dự án quan
trọng, cấp bách đề nghị bố trí vốn trái phiếu Chính phủ là dự án đường
hoàn trả các tuyến đường bị hư hỏng do thi công đường Hồ Chí Minh (giai
đoạn 1), tại huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; Quốc lộ 14C đoạn
qua Kon Tum; dự án bệnh viện K cơ sở Tân Triều; Bệnh viện Nhiệt đới
Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương; Dự án Trung tâm ung bướu, Bệnh
viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí; Dự án Cống Đò Điểm và Hệ thống kênh
trục sông Nghèn, tỉnh Hà Tĩnh…

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm
Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cho biết: Quan điểm xuyên suốt
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội tại các Nghị quyết gần đây là
không bổ sung mới danh mục, dự án công trình sử dụng vốn trái phiếu
Chính phủ và không bố trí vốn cho các dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư
do tăng quy mô.

Trong khi đó, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban
này, các dự án mà các bộ đề nghị bố trí vốn là các dự án mới hoặc là các
dự án đã được điều chỉnh tăng quy mô. Vì vậy, việc bố trí vốn cho các
dự án này thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Quốc hội.

Đa
số ý kiến trong Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây đều là các dự án quan
trọng, cấp bách nên cần cân nhắc, bố trí vốn sao cho hợp lý theo hướng
dự án nào cấp bách hơn sẽ được ưu tiên đầu tư trước.

Phó Chủ tịch
Quốc hội Uông Chu Lưu nêu ý kiến: “Nếu như tất cả các dự án nằm trong
danh mục rồi và chúng ta cũng đã thấy rõ tính cấp thiết của nó rồi thì
đương nhiên phải được đầu tư. Nhưng bây giờ có một số vấn đề, một số dự
án chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đó nhưng ta thấy tính cấp thiết của
vấn đề và cũng nằm trong tổng vốn trái phiếu chính phủ của 5 năm. Bây
giờ trong giai đoạn này và năm 2013 cần ưu tiên đầu tư những dự án nào
thực sự cấp bách với đất nước”.

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí tiến hành phân bổ vốn trái phiếu đối
với các dự án của 3 Bộ theo như Tờ trình của Chính phủ.

Theo VOV News
Nguồn: Bế mạc phiên họp thứ 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

http://vietf.vn/2013/02/26/xuat-khau-thuy-san-2013-muc-tieu-day-ap-luc.html

Luôn đứng trong top đầu nhóm có kim ngạch xuất khẩu cao hàng năm, nhưng bước sang năm 2013 này, ngành thủy sản đã phải đối mặt với nhiều khó khăn.


Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) dự báo, năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung sẽ giảm 1,5 – 2% so với năm 2012.

Khó khăn lớn hơn cả đối với ngành thủy sản trong năm tới chính là thiếu vốn cho sản xuất. Ảnh: Trần Quang Tuấn

 

Con tôm chịu quá nhiều áp lực

Kế hoạch đề ra năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản phấn đấu đạt được mức 6,5 tỷ USD song mục tiêu này đã không thực hiện được. Kết thúc năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành này chỉ ở mức 6,2 tỷ USD. Và con số 6,5 tỷ USD là con số được ngành thủy sản tiếp tục đặt ra cho năm nay. Mục tiêu đặt ra là thế, nhưng ngay từ những tháng đầu tiên của quý I năm 2013 này, xuất khẩu thủy sản đã gặp nhiều bất lợi. Đặc biệt, khó khăn rõ nhất thể hiện ở con tôm và cá tra.

Năm 2012, riêng đối với con tôm, đây là năm khó khăn chồng chất khó khăn. Ngoài những nguyên nhân dịch bệnh khiến diện tích nuôi tôm bị thu hẹp, thì việc Nhật Bản và Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật đang là một trở ngại khiến con tôm xuất khẩu lao đao.

Số liệu của VASEP cho thấy, năm 2012, xuất khẩu tôm của Việt Nam dù có mặt ở 92 thị trường trên thế giới nhưng kim ngạch cũng chỉ đạt 2,23 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm 2011. Riêng đối với thị trường Mỹ, năm qua, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này khoảng 40.879 tấn tôm, là nhà cung cấp lớn thứ 5 nhưng sản lượng tôm vào Mỹ năm qua cũng đã giảm tới gần 9,50% so với năm 2011 (năm 2011, xuất khẩu tôm vào thị trường này đạt 45.162 tấn).

Bộ NN-PTNT cho biết, kế hoạch thả nuôi vụ tôm nước lợ năm 2013 khoảng 655.000 ha. Song, những mối lo về dịch bệnh vẫn đang hiện hữu. Những lo ngại về khan hiếm nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu vẫn đang khiến các DN ngành tôm đau đầu. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh xuất khẩu thủy sản trên thế giới ngày một gay gắt hơn, trong đó Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ có xu hướng hạ giá bán sản phẩm tôm, Bangladesh bắt đầu thúc đẩy sản xuất tôm thẻ chân trắng… tạo vô vàn thách thức lên mặt hàng tôm xuất khẩu của nước ta. Chưa hết, tại thị trường Nhật Bản, vấn đề Ethoxyquin và tại Mỹ, những “âm mưu” nhằm đánh trùng thuế hai lần đối với con tôm Việt Nam… đang là những áp lực lớn đè nặng lên các DN xuất khẩu tôm sang các thị trường này.

Năm 2013, dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó khăn. Ảnh: Hoàng Long

 

Cá tra cũng lao đao

Theo VASEP, sản lượng cá nuôi quý I có thể chỉ đạt khoảng 100.000 – 150.000 tấn, giảm 30 – 50% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến giữa tháng 1-2013, giá trị xuất khẩu cá tra mới chỉ đạt 63,38 triệu USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều thị trường lớn như như: EU, Mỹ, ASEAN, Mexico, Brazil… đều giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu. Dự báo xuất khẩu mặt hàng này trong quý I chỉ đạt khoảng 230 – 250 triệu USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo nhận định của Vasep, mặc dù hiện tại Việt Nam vẫn là nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới, song Thái Lan, Phillipines và nhiều nước khác đang tích cực đầu tư vào việc nuôi, xuất khẩu cá tra để sẵn sàng cạnh tranh với Việt Nam. Do đó, đây tiếp tục là những thách thức không nhỏ đối với DN chế biến và xuất khẩu cá tra trong thời gian tới.

Đặc biệt, ngày 21-2 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã tổ chức cuộc điều trần trong khuôn khổ đợt xem xét hành chính lần thứ tám về chống bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Dự kiến, DOC sẽ có phán quyết về việc lựa chọn nước thứ ba làm căn cứ tính giá và tính thuế chống bán phá giá vào 14-3-2013.

Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa lớn thứ 2 của Việt Nam. Năm 2012, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt được 1,8 tỷ USD thì kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ đạt hơn 358 triệu USD, chiếm khoảng trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Không ít lần các DN sản xuất và chế biến cá da trơn của Mỹ đã cố tìm mọi cách để ngăn cản các DN Việt Nam thâm nhập thị trường nước này, và việc áp cho DN cá tra Việt Nam cái tiếng “bán phá giá” cũng là một trong những cách làm khó cho con cá tra của Việt Nam.

Theo các chuyên gia trong ngành, hành động này của Mỹ sẽ gây nên nhiều mối nguy cho ngành nuôi trồng, chế biến cá tra và cá ba sa của Việt Nam, vì nó có thể làm tăng thuế suất lên cao gấp hàng chục lần trong khi các DN xuất mặt hàng này vào Mỹ trong năm 2012 chỉ chịu thuế suất rất thấp là 0% – 1%.

Ngoài những khó khăn nói trên, các chuyên gia ngành thủy sản cho rằng, khó khăn lớn hơn cả đối với ngành thủy sản trong năm tới vẫn chính là thiếu vốn cho sản xuất. Bởi vậy, rất cần sự chung tay của Nhà nước chia sẻ với những khó khăn của DN ngành thủy sản trong thời gian tới để mục tiêu đạt kim ngạch 6,5 tỷ USD không bị đổ bể thêm một lần nữa.

Nguồn: Xuất khẩu thủy sản 2013: Mục tiêu đầy áp lực

http://vietf.vn/2013/02/27/tiep-tuc-dieu-tra-sua-danlait.html

(Dân Việt) – Hôm qua 26.2, đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, Cục đang tiếp tục làm rõ mức chênh lệch giữa giá nhập và giá bán sữa Danlait để có kết quả sớm nhất.


Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang yêu cầu Cục này cần chủ động hơn nữa, tăng cường kiểm tra giám sát mặt hàng sữa nói riêng cũng như các mặt hàng khác, tránh xảy ra những trường hợp tương tự, không để xảy ra xáo trộn trong đời sống nhân dân.

Mai Hương

Nguồn: Tiếp tục điều tra sữa Danlait

http://vietf.vn/2013/02/26/hang-chuc-nghin-ty-cho-rot-vao-bat-dong-san.html


vaymuanha25

Thực hiện chủ trương của Chính phủ “bơm” vốn lãi suất rẻ cho phân khúc nhà ở xã hội khoảng 20.000 – 40.000 tỷ đồng trong năm nay, nhằm kích cầu thị trường bất động sản, các NHTM đang rầm rộ tung nhiều gói vốn ưu đãi cho lĩnh vực này.

>> MBbank “tung” gói tín dụng lãi suất 9,99%

Một trong những điểm sáng đối với tín dụng bất động sản trong năm 2013 chính là việc bỏ “room” đối với tín dụng bất động sản. Theo đại diện nhiều ngân hàng, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa bất động sản ra khỏi nhóm tín dụng không khuyến khích là một điều kiện thuận lợi đối với lĩnh vực bất động sản trong năm 2013 và cũng là một cơ hội cho các NHTM.
 
“Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là NHNN không có kiểm soát về tăng trưởng tín dụng, mà sẽ khống chế một cách tổng quát ở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ở mức 12%, thay vì phân ra từng khu vực như trước đây”, Tổng giám đốc Eximbank, ông Trương Văn Phước nhìn nhận.

Với gói tín dụng 5.000 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm cố định trong 2 năm đầu vừa được Eximbank đưa ra, ông Phước kỳ vọng, sẽ có những tác động tích cực đến thị trường bất động sản vốn bị “đóng băng” kéo dài, với lượng hàng tồn kho rất lớn. Chủ trương của Eximbank là sẽ đẩy mạnh tín dụng cá nhân; trong đó, đối với tín dụng bất động sản, Eximbank tập trung chủ yếu cho cá nhân vay vốn mua nhà để ở.

Tổng giám đốc Sacombank, ông Phan Huy Khang cũng cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản chỉ mới chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Do đó, dư địa cho vay ở lĩnh vực này tại Sacombank còn rất lớn. Theo ông Khang, hiện Sacombank không chỉ đẩy mạnh cho vay bất động sản tiêu dùng (cá nhân mua, sửa chữa nhà…) mà còn tìm kiếm các dự án có đầu ra khả thi để tài trợ vốn cho các chủ đầu tư.

Sacombank vừa triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng, ưu đãi cho vay đối với các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn mua, xây hoặc sửa chữa bất động sản từ nay đến hết tháng 5/2013. Khách hàng có thể vay tối đa 100% giá trị mua, chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa bất động sản, với số tiền vay lên đến 10 tỷ đồng trong vòng 10 năm đối với xây, sửa chữa và 15 năm đối với mua bất động sản.

Lãi suất áp dụng cho các khoản vay này là 9,9%/năm trong 2 tháng đầu tiên, sau đó được áp dụng bằng lãi suất huy động cộng với biên độ 2%/năm trong 10 tháng tiếp theo và 4%/năm trong các năm còn lại. Đồng thời, khách hàng được ân hạn vốn tối đa 1 năm đối với mua và 6 tháng đối với xây, sửa chữa nhà.

Tương tự, OCB đang nỗ lực tìm kiếm các dự án có đầu ra tương đối tốt để tài trợ vốn. Đơn cử như Dự án căn hộ Ehome 3, dành cho phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình và ổn định đã được OCB dành 80 tỷ đồng tài trợ. “Dự án này là một hướng đi phù hợp và có ý nghĩa dành cho phân khúc khách hàng đang có nhu cầu nhà ở thực sự, nên OCB đã quyết định tài trợ vốn”, lãnh đạo OCB cho biết.

Thực tế, tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực sản xuất – kinh doanh năm nay được các chuyên gia nhận định vẫn còn nhiều khó khăn, bởi hoạt động của doanh nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng đình đốn khi hàng tồn kho chưa giảm do sức tiêu thụ thị trường suy yếu. Vì vậy, dù bất động sản vốn được xem là còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các ngân hàng vẫn phải cố gắng sàng lọc các dự án tốt để tài trợ vốn.

Đơn cử như BIDV có gói vốn 6.000 tỷ đồng cho vay bất động sản; trong đó, dành 2.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp và 4.000 tỷ đồng dành cho cá nhân, hộ gia đình mua nhà. Ngoài ra, BIDV còn tài trợ 3 dự án thuộc Chương trình 12.500 căn hộ tái định cư, thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. HCM), với tổng số vốn cam kết là 6.806 tỷ đồng…

Theo lãnh đạo của một số nhà băng, đây là thời điểm tốt để triển khai các chương trình tín dụng bất động sản, nhất là cho vay mua nhà, vì lãi suất trên thị trường đang theo chiều hướng giảm và sự quan tâm từ phía các khách hàng có nhu cầu mua nhà để ở đang gia tăng. Tuy nhiên, NHNN cần xây dựng chính sách tín dụng theo hướng không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, nhưng điều chỉnh linh hoạt tỷ trọng cho vay với từng đối tượng, đặc biệt là với khách hàng cá nhân có nhu cầu nhà ở.
 
Mặt khác, cần có các cơ chế, chính sách hợp lý khuyến khích các NHTM tăng trưởng tín dụng bán lẻ, cho vay người mua nhà để ở…, để các NHTM có thể giảm lãi suất cho vay. Bởi thực tế, lãi suất cho vay mua nhà hiện nay chỉ được các NHTM ưu đãi ở mức 8 – 9%/năm trong vài ba tháng đầu, rồi sau đó lại tăng vọt lên.

Tác giả: Thùy Vinh

Nguồn: Hàng chục nghìn tỷ chờ rót vào bất động sản

http://vietf.vn/2013/02/27/bo-truong-xay-dung-chia-nho-can-ho-la-bat-dac-di.html


Cho rằng chia nhỏ căn hộ đã hoàn thiện không phải là giải pháp tối ưu, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, dự án cần cơ cấu chính là những công trình còn đang ở trên giấy, chưa triển khai.

>> Chi hàng trăm triệu tìm mẫu nhà thu nhập thấp
>> ‘Sợ nhất những dự án chưa làm được gì đã… bán’

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chia sẻ với báo giới tại cuộc ngày phát động cuộc thi kiến trúc chung cư cho người thu nhập thấp đầu tuần này.

Chiến lược phát triển nhà ở đề cập tới giải pháp đẩy mạnh nhà ở xã hội, tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp còn e dè. Theo bộ trưởng làm thế nào để thu hút nhà đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội?

Nhà ở thương mại sẽ do thị trường điều tiết theo đúng quy luật thị trường còn nhà ở xã hội một mặt theo thị trường, mặt khác sẽ được Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua hình thức giảm tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT, vay với lãi suất ưu đãi. Nhà ở thương mại nhiều người làm, to cao đẹp rất nhiều, nhưng nhà ở rẻ, đẹp chất lượng, giá thấp, quy mô nhỏ lại chưa nhiều.

Nếu làm nhiều nhà xã hội sẽ tạo ra cung mới cho nền kinh tế và đồng thời cũng tạo ra cầu nhiều, do đó, kích thích nền kinh tế phát triển. Nhà giá rẻ, hay nhà xã hội phải sử dụng vật liệu trong nước là chủ yếu thay vì đồ xa xỉ như như gạch ốp lát trong nước, xi măng, sắt thép, đồ nội thất…

Bộ Xây dựng đang động viên để nhiều đơn vị tham gia, một số doanh nghiệp lớn cũng đã hứa sẽ triển khai. Sau khi có chiến lược nhà ở, đặc biệt là có giải pháp quyết liệt tháo gỡ thị trường bất động sản cộng với nghị định nhà xã hội sắp ra thì nhà sẽ hội sẽ là sản phẩm chủ đạo trong thị trường nhà ở tại các đô thị lớn.

Một trong các giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản là chia nhỏ căn hộ. Ý kiến của Bộ trưởng thế nào trước lo ngại, giải pháp này có tính khả thi thấp vì căn hộ sẽ bị hạn chế về khả năng thông thoáng?

Tôi nói rất nhiều lần nhưng một số người chỉ đặt vấn đề chia nhỏ căn hộ mà không nói tới vấn đề cơ cấu lại các dự án. Chia nhỏ căn hộ là giải pháp bất đắc dĩ phải làm, không phải là phổ biến. Hiện có hàng trăm dự án nhưng chỉ có vài chục phần trăm là đã được thực hiện dở dang, còn đại đa số ở trên giấy tờ. Dự án có thể bồi thường giải phóng mặt bằng, thiết kế xong rồi, nhưng bây giờ đang cho thiết kế lại và các công trình chưa được xây dựng. Đây mới là những dự án cần chuyển sang nhà ở xã hội. Những công trình đã xong rồi thì không khuyến khích nhưng cho phép nếu như dự án nào có thể thực hiện được.

Điều sợ nhất là những dự án chưa có gì cả nhưng đã bán rồi như kiểu căn hộ hiện đại, biệt thự. Cái này lại tồn kho lớn nên cần phải cơ cấu lại ngay. Những loại này mới chỉ trên giấy tờ và phải điều chỉnh dự án trên giấy tờ. Có những dự án mới chỉ giải phóng mặt bằng xong, chưa xây dựng, hạ tầng mới chỉ làm một phần rất nhỏ nhưng có tới 50% người ta đã mua đất nền.

dinh dung 30
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: Hoàng Lan

Người ta mua chủ yếu là đầu cơ, giữ đất chứ không phải ở thực. Hai bên giữa nhà đầu tư và khách hàng thì đang chờ nhau. Khách hàng không chịu nộp thêm tiền, còn nhà đầu tư thì không có tiền, không vay được ngân hàng nên không thể tiếp tục đầu tư.

Một số ý chuyên gia cho rằng nên cân nhắc giữa việc điều chỉnh dự án và thu hồi lại đất đai khi chủ đầu tư không còn vốn để triển khai, theo Bộ trưởng giải pháp nào khả thi?

Thực ra thu lại thì chắc là khó vì doanh nghiệp đã nộp tiền sử dụng đất hoặc làm một số bước rồi. Bởi vậy, thu lại sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Nhiều dự án hiện nay đều trên giấy cả nhưng theo hướng nhà cao cấp, hiện đại phong cách nước ngoài với giá bán khoảng 20-30 triệu đồng mỗi m2. Những dự án này cần điều chỉnh. Giả sử có 10 dự án thì cho 5 dự án sang nhà ở xã hội, còn lại 5 dự án cho nhà ở cao cấp thôi.

Thị trường bất động sản cũng như người dân sẽ hưởng lợi thế nào từ việc cơ cấu lại các dự án trên giấy thưa ông?

Cơ cấu lại các sản phẩm để cho thị trường cân đối hơn, phù hợp hơn tránh lệch pha. Điều chỉnh các dự án chưa xây dựng là chính. Nhưng nhà đầu tư có đề nghị thì cho phép nhưng phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu nhất. Trong bối cảnh khó khăn, có những nhà đầu tư không thể bán được nhà, bởi vậy, các trường hợp này, nếu chia được, hợp lý thì chia. Bởi thực tế không phải căn hộ nào cũng chia được. Nhà ở xã hội bán được không chỉ kích cầu bất động sản kéo theo đó là vật liệu xây dựng, nội thất bán được. Sản xuất phát triển, nhiều người dân sẽ có nhà để ở.

Theo ông, làm thế nào để kéo giá nhà xuống thấp nhằm phù hợp với đại đa số thu nhập của người dân?

Chiều cao công trình và tầng hầm đóng vai trò quyết định đến giá. Ngoài ra, giá rẻ hay không còn phụ thuộc vào tối ưu hóa trong quá trình thi công, giảm chi phí. Đấy là yếu tố mà người kỹ sư, thi công phải tính toán. Còn Nhà nước sẽ có những ưu đãi về thuế. Quy mô căn hộ phải nhỏ thì giá tiền sẽ giảm đi. Từ 17-18 triệu đồng mỗi m2, nếu làm nhà ở xã hội thì chỉ còn khoảng 10-13 triệu đồng thậm chí dưới 10 triệu đồng, tùy vị trí, tầng cao công trình.

Bộ cũng đã khảo sát công trình của một tổng công ty xây dựng. Dự án có chiều cao 35 tầng nay giảm xuống 1 tầng hầm. Nhà cao cấp thường có nhiều tầng hầm nên rất khó có thể hạ xuống dưới 20 triệu đồng mỗi m2. Nếu nhà đó là thương mại thì chắc chắn phải bán ít nhất 17-18 triệu đồng mỗi m2, còn nhà xã hội thì chỉ bán khoảng 13 triệu đồng. Nhưng nếu cũng quỹ đất đó mà chỉ xây 6 tầng thì chỉ bán khoảng 8-9 triệu thôi.

Việc quan trọng nhất trong tháo gỡ khó khăn cho bất động sản là cơ cấu lại các dự án chưa triển khai, tuy nhiên, việc này lại bị một số chủ đầu tư kêu khó từ các cơ quan chức năng. Vậy Bộ sẽ tháo gỡ vấn đề này thế nào?
 
Nếu dự án cần điều chỉnh quy hoạch, theo Nghị định 11 thì phải tùy thuộc vào theo quy mô dự án. Người quyết định chấp thuận đầu tư chủ yếu là Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh. Nếu trong trường hợp phải xin ý kiến Bộ Xây dựng, bộ sẽ tháo gỡ rất nhanh. Bộ Xây dựng sẽ thành lập những tổ công tác cùng với các địa phương để cùng nhau tháo gỡ dựa trên nguyên tắc phải tính tổng thể.

Hiện nay còn ít nên mình đang khuyến khích, nhưng về lâu dài thì phải tính đến kế hoạch hóa về chiến lược phát triển nhà ở xã hội. Hiện nhu cầu 5 năm tới cần bao nhiêu căn nhà ở xã hội cho TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh… Trên cơ sở đó điều chỉnh các dự án.

Ngày 25/2, tại Bộ Xây dựng, Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản phối hợp với Hiệp hội Bất động sản, Hội kiến trúc sư phát động cuộc thi Kiến trúc nhà ở chung cư cho người thu nhập thấp. Theo đó, cuộc thi có nội dung là thiết kế mẫu mới nhà chung cư diện tích mỗi sàn căn hộ tối thiểu 25 m2, tối đa không quá 70m2, không giới hạn số tầng; cải tạo hợp lý mẫu thiết kế chung cư cao cấp đã xây dựng thành căn hộ diện tích nhỏ hơn để tăng số lượng căn hộ.

Tác giả: Hoàng Lan

Nguồn: Bộ trưởng Xây dựng: 'Chia nhỏ căn hộ là bất đắc dĩ'