Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

http://vietf.vn/2013/01/01/nhung-ban-thua-dau-2012.html

nhung ban thua dau 2012

Thị trường năm 2012 chứng kiến nhiều vụ “thua đau” của doanh nghiệp khi lên sàn thời khó, phát hành tăng vốn bất thành, phát hành ra công chúng không như kỳ vọng, CP không có giao dịch nhiều tháng ròng.

Năm 2012 đi qua và đã chứng kiến thành công vang dội của không ít doanh nghiệp lãi nghìn tỷ nhưng cũng nhìn thấy những mặt trái của thị trường.

Không còn như năm bùng nổ 2009-2010, thị trường chứng khoán với thị giá hầu hết cổ phiếu ở mức thấp đã khiến không ít doanh nghiệp “bị thua” thị trường.

1. V21 thất bại tăng vốn

V21 hồ hởi với kế hoạch chào bán cổ phiếu tăng vốn “khủng” nhưng cuối cùng là xin UBCKNN huỷ đợt chào bán. Nguyên nhân là chỉ 1.200 cổ phiếu được đặt mua trên tổng số 3,34 triệu cổ phiếu đăng ký bán. bởi ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá trên sàn, V21 đã quyết định huỷ đợt chào bán.

2. Doanh nghiệp Nhà nước bị âm vốn CSH thất bại đấu giá lần đầu ra công chúng

Theo báo cáo của Bộ tài chính, vốn chủ sở hữu của
Dâu tằm tơ Việt Nam-Viseri đã âm đến con số 281 tỷ đồng tính đến hết năm 2011. Nỗ lực xử lý âm vốn chủ sở hữu để Viseri đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần đã được tiến hành. DATC chuyển nợ thành cổ phần và sở hữu 51% Viseri.

Phiên đấu giá 4,34 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng gần như thất bại khi chỉ 861.400 cổ phần được phân phối với giá 10.000 đồng/CP trong đó 800.000 cổ phần phân phối cho cổ đông nước ngoài còn lại là cổ đông trong nước.

3. Lên sàn, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn liên tiếp, thanh khoản kiệt quệ

Thị trường năm 2012 chứng kiến nhiều vụ “thua đau” của doanh nghiệp khi lên sàn thời khó. Hầu hết các cổ phiếu lên sàn đều giảm thê thảm như: VNN giảm sàn 15/20 phiên đầu tiên giao dịch, EMC chào sàn với 11 phiên liên tiếp giảm sàn, PID, VE4 thanh khoản èo uột, CLP cũng hiếm thấy phiên tăng sau hơn 1,5 tháng niêm yết….

Cổ phiếu liên tục giảm sàn không hẳn bởi “chất” doanh nghiệp không có mà bởi thị trường chứng khoán đã khiến thị giá của hàng loạt doanh nghiệp niêm yết rơi xuống dưới mức giá trị thực và doanh nghiệp mới lên sàn cũng ngay lập tức bị thị trường điều chỉnh về mặt bằng giá chung.

4. Cổ phiếu bất động

Điều đáng buồn nhất là tình trạng “bất động” của cổ phiếu niêm yết. Lên sàn với mục tiêu giúp nhà đầu tư dễ mua, dễ bán nhưng nhiều cổ phiếu gần như không có giao dịch nhiều tháng ròng.

VMG từng bị huỷ niêm yết bởi không có giao dịch 1 năm ròng. TTCK còn chứng kiến nhiều cổ phiếu như S33 (không có giao dịch trên 1 năm trên UPCoM), D26 “vững giá” 3.600 đồng từ giữa tháng 4/2012 bởi không có lệnh khớp, TBT, WTC, LCD, HBE, QST… cũng rơi vào thảm cảnh bất động hàng mấy tháng trời.

Thanh Hiên

 

Theo TTVN

Nguồn: Những bàn "thua đau" 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét