Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

http://vietf.vn/2012/12/31/nhan-dien-kinh-te-2013.html

DN… dè dặtChuyên gia kinh tế hiến kếQuốc Anh

(DĐDN) Phần lớn các dự báo đều cho rằng kinh tế thế giới năm 2013 vẫn đi theo chiều hướng tiêu cực thậm chí còn xấu hơn so với năm 2012.Tuy nhiên, theo các chuyên gia không hẳn bức tranh kinh tế 2013 chỉ toàn màu xám, bởi trong khó khăn vẫn tồn tại những cơ hội, mở ra những ý tưởng mới, xu thế mới để phát triển bền vững hơn.
 
nhandienkinhte5a1 42b5b
Nhiều DN nhận định những khó khăn của kinh tế vĩ mô 2013 
vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng cũng chỉ đặt mục tiêu cho năm 2013 ngang với 2012

Theo các chuyên gia kinh tế, những khó khăn phải đối mặt trong năm 2012 có thể kéo sang năm 2013 tác động tới tăng trưởng song ở mức độ không lớn, kinh tế năm 2013 sẽ khả quan hơn và VN cần xem năm 2013 là năm bản lề cho những năm kế tiếp nên cần tập trung duy trì ổn định vĩ mô, giữ tăng trưởng ổn định và tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN …

Trên thực tế, xem xét diễn biến kinh tế vĩ mô là một trong những điều kiện quan trọng để DN lên kế hoạch kinh doanh sao cho sát thực. Tuy nhiên, ngoài dự cảm chung chung là vĩ mô năm 2013 sẽ tiếp tục khó, các DN cho biết, họ không thể đoán định được môi trường kinh doanh năm sau với lãi suất, tỉ giá, lạm phát… sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. Chính tình trạng này khiến các DN phải xem rủi ro từ biến động vĩ mô như một rủi ro lớn nhất. Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Anh Kết – Chủ tịch HĐQT Cty CP Thanh Hà, Cty chuyên sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ cho phát triển nông nghiệp cho rằng, tuy năm 2012 là năm khó khăn của nền kinh tế, song với các DN biết “liệu cơm gắp mắm” không “đao to, búa lớn”, biết đi bằng đường ngách thì kết quả cũng không đến nỗi bi quan. Ngay bản thân Thanh Hà, năm 2012 do có sự chuẩn bị kĩ càng thị trường và cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, kết quả vẫn có lãi cho dù không thể so sánh với những năm trước. Theo ông Kết, mặc dù các chuyên gia có dự báo năm 2013 kinh tế có thể sáng sủa hơn trước nhưng theo ông kinh tế 2013, nhất là về XK vẫn gặp khó khăn bởi ngay bản thân các thị trường XK lớn đều dự báo sẽ tiếp tục khó khăn và tăng trưởng chậm. “Chính bởi vậy, cho dù có lạc quan đến mấy thì các DN sẽ vẫn dè dặt trong đầu tư năm 2013” – ông Kết khẳng định.

Cũng mang tâm lý dè dặt, nên khi đặt mục tiêu năm 2013, Cty CP Sonadezi Long Thành (SZL) chỉ đưa ra con số doanh thu khoảng 160 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 25 tỉ đồng. Mặc dù đây là  doanh thu ngang với năm 2012 nhưng lợi nhuận của SZL đã giảm 50%. Theo đại diện SZL, thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài tiếp tục ảnh hưởng đến các mảng hoạt động kinh doanh cơ bản của Cty trong năm 2013, vì thế để đảm bảo kế hoạch doanh thu tương đương năm 2013 đã là một thách thức lớn.

Những nhận định của ông Kết và việc đưa ra kế hoạch cho năm 2013 của Cty CP Sonadezi Long Thành là ví dụ cho thấy phần lớn các DN đều tỏ ra dè dặt trước diễn biến của năm 2013 và tâm lý chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất. Nhiều DN cũng nhận định tình hình vẫn sẽ nằm trong tầm kiểm soát của mình nhưng cũng chỉ đặt mục tiêu cho năm 2013 ngang với 2012.

Chính bởi vậy, khi dự báo về nền kinh tế năm 2013, hiện nay có hai luồng ý kiến về tình hình kinh tế 2013. Luồng thứ nhất chiếm đại đa số DN tỏ ra khá bi quan về khả năng phục hồi của nền kinh tế. Luồng thứ hai cho rằng, phục hồi kinh tế có thể bắt đầu từ nửa cuối năm 2013.

Ở góc nhìn vĩ mô hơn, phần lớn các chuyên gia kinh tế đều cho rằng không thể chần chừ được nữa, muốn thoát khỏi những khó khăn kinh tế trong năm 2013, không còn cách nào khác, VN cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp “mạnh tay” hơn, trong đó cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sử dụng công nghệ cao; đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cũng như quan tâm hơn tới hiệu quả của chương trình tái cơ cấu DN.

TS Võ Trí Thành – Viện phó Viện quản lý kinh tế TƯ cho rằng, điều quan trọng lúc này là VN cần quyết tâm vượt qua thách thức và thực sự “bắt tay” vào tái cấu trúc nền kinh tế. TS Thành cho rằng, hiện có không ít thuận lợi để làm việc đó. Đó là, VN đã nhận thức được yêu cầu cấp bách phải chuyển hướng căn bản trong tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả và phát triển bền vững. Ý chí chính trị đó lại có sự đồng thuận xã hội cao. VN cũng ít nhiều có kinh nghiệm cải cách và lại được sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, ông Thành cũng cho rằng thách thức cũng rất lớn. Trước hết đó là lực cản từ tư duy còn rơi rớt của một nền kinh tế kế hoạch hóa và từ các nhóm lợi ích vốn được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi trong thời gian dài vừa qua đã tạo ra nhiều hệ lụy không đáng có. Cải tổ, tái cấu trúc cũng đồng nghĩa với những tổn phí kinh tế – xã hội nhất định trong ngắn hạn. Phân chia nguồn lực còn hạn chế để đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi dần sản xuất kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế thực sự là một thử thách lớn… “Không chỉ vật lộn với những khó khăn trước mắt, VN còn cần thay đổi mô hình tăng trưởng và cách thức phát triển nói chung” – ông Thành khẳng định.

Cùng quan điểm, TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế VN cho rằng, để giải quyết những khó khăn của kinh tế 2013, VN phải thực sự bắt tay vào các biện pháp “căn cơ”, đó là đổi mới mô hình tăng trưởng bằng những hành động tái cơ cấu thực sự. Ông Thiên cho rằng để giải quyết nhiệm vụ đó, nhiệm vụ kinh tế năm 2013 cần được xác định theo trật tự ưu tiên sau: Thứ nhất, trở lại thực hiện những nhiệm vụ nền tảng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới ở tâm thế mới. Những nhiệm vụ đó là: chuyển đổi cơ cấu sở hữu, chuyển dịch các quyền tài sản và phát triển cơ chế thực hiện sở hữu theo nguyên lý thị trường… Thứ hai, tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất, với ba khâu trọng tâm: tái cơ cấu đầu tư công, các tập đoàn kinh tế nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại. Thứ ba, thay đổi tư duy kế hoạch, hiện đang bị trói buộc trong tầm nhìn hàng năm, chuyển sang thực hiện một chương trình hành động 3 năm (2013-2015). Thứ tư, khẩn cấp cấp cứu DN, khôi phục sự lưu thông kinh tế bình thường bằng việc chính quyền các cấp ưu tiên ngân sách để trả ngay và trả nhanh cho các DN khoản nợ đọng công trình xây dựng đầu tư công.

Tuy nhiên, như người ta vẫn nói trong “nguy” luôn có “cơ”. Khi nền kinh tế lâm vào tình thế ngặt nghèo thì cơ hội cải cách lại mở rộng cửa. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới nhận định, cuộc đổi ngôi của nhiều DN trong nhiều lĩnh vực trong thời gian qua cho thấy xu hướng khởi nghiệp đang lan rộng trên toàn cầu. Theo Global Entrepreneurship Monitor, trong năm 2010, các DN khởi nghiệp tại Mỹ tăng 7,6%; Trung Quốc là 14% và Brazil là 17%. Và con số này tiếp tục tăng mạnh trong những năm trở lại đây khi kinh tế thế giới suy thoái. Những xu thế mới ra đời, những ý tưởng đột phá sẽ mở đường cho sự chuyển hướng nhất định trong cộng đồng khởi nghiệp năm 2013. Trong bối cảnh đó, việc nhận diện và hấp thụ được những cơ hội mới sẽ là yếu tố quyết định cho những người khởi nghiệp.

Ông Deepak Mishra – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN:
Kinh tế VN vẫn sẽ tăng trưởng

nhandienkinhte5a2 42b5b Năm 2013, chúng tôi dự báo nền kinh tế VN sẽ tăng trưởng từ 5,2-5,5% và sẽ có những biến chuyển trong cấu trúc.Vì vậy, chúng tôi rất kỳ vọng sẽ có những thay đổi để ổn định các DN, đẩy mạnh cổ phần hóa, tiến bộ trong quản trị DN. Chúng tôi cũng kỳ vọng một sự rõ ràng trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng và của một số ngành công nghiệp và các chính sách đối với thị trường sẽ được kiểm soát đầy đủ hơn vì hiện tại sự kiểm soát thị trường đang ở mức thấp và chúng ta không muốn các vấn đề của ngành ngân hàng bị lan rộng hơn nữa. Tuy nhiên tôi cho rằng nền kinh tế rất khó khăn để đạt được những kết quả này trong năm 2013.

TS Nguyễn Đình Cung -Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:
Vấn đề cơ bản của nền kinh tế nằm ở cơ cấu vi mô

nhandienkinhte5a3 42b5b Theo tôi, giải pháp quan trọng cho năm 2013 là cần thực hiện là cần đổi mới mạnh mẽ việc quản lý đầu tư công. Ngoài việc đổi mới, định vị lại vai trò của đầu tư nhà nước, xác định danh mục lĩnh vực ưu tiên đầu tư, thì phải thiết lập được cơ chế quản lý đảm bảo các dự án triển khai có hiệu quả cao nhất. Hạn chế và khắc phục lối đầu tư phục vụ nhóm lợi ích; thu hẹp tối đa lối đầu tư mang tính đầu cơ, trục lợi; đầu tư bầy đàn, chạy theo các giá trị ảo…Việc triển khai thực hiện các công việc nói trên là quá trình trung hạn. Tuy vậy, trước mắt, ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, cần tập trung triển khai tái cơ cấu khối DN nhà nước, các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu đầu tư công với quy mô và cường độ lớn, để nhanh chóng cải thiện niềm tin của dân chúng và thị trường về một làn sóng cải cách mới. Cụ thể, loại bỏ cơ chế xin – cho, cơ chế tạo nên sự không minh bạch trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh; phải thay đổi tư duy về vai trò của DN nhà nước bằng cách đổi mới cách thức quản trị loại hình DN này.

Ông Sanjay Kalra – đại diện thường trú của IMF tại VN:
VN đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng

nhandienkinhte5a4 42b5b Sau gần hai năm thực hiện các nỗ lực ổn định hóa nền kinh tế vĩ mô theo tinh thần của Nghị quyết 11, VN đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng. Song song với việc củng cố vững chắc những thành tựu của việc ổn định kinh tế, năm 2013 cần khẩn trương khắc phục những yếu kém về cơ cấu hết sức quan trọng cho kinh tế vĩ mô. Trong những năm qua, nền kinh tế đã tăng trưởng với tốc độ không bền vững về dài hạn, và những yếu tố đó dễ tổn thương đã tích tụ dần trong quá trình phát triển đó.Tôi cho rằng những điều này cũng như những hạn chế về cơ cấu đã làm giảm viễn cảnh tăng trưởng trong dài hạn của VN. Trong và sau năm 2013, VN cần giải quyết những thách thức đầy khó khăn này.

Thâm hụt ngân sách đang ở mức 5,5% sẽ giảm xuống còn 4% năm 2013. Mặc dù thâm hụt ngân sách năm 2013 cao hơn so với dự tính tại thời điểm đoàn điều khoản IV của IMF vào VN, nhưng điều đó cho thấy việc Chính phủ đã rút dần một số biện pháp kích thích tài khóa và mức thâm hụt này nhìn chung là phù hợp.

thực hiện

Nguồn: Nhận diện kinh tế 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét