Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

http://vietf.vn/2013/02/01/luat-hoa-viec-thuong-tet-de-hay-kho.html

Các chuyên gia về pháp luật, kinh tế hàng đầu Việt Nam nói gì trước đề xuất nên luật hóa việc thưởng Tết?


luat hoa viec thuong tet de hay kho
Mới đây, TS Nguyễn Thị Lan Hương – Viện trưởng Viện khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) đề xuất, nên luật hóa việc thưởng Tết, mỗi năm nên trả cho người lao động 15 tháng lương.
 
Theo TS Lan Hương, khi đã trở thành thoả ước rồi người lao động không hồi hộp lo lắng về thưởng Tết mỗi khi kết thúc một năm. Phía doanh nghiệp cũng xác định rõ nghĩa vụ của mình.

“Thưởng Tết thực ra là tiền lương của người lao động nhưng thể hiện sự chia sẻ sau một năm làm việc. Thưởng Tết cũng là văn hoá Á Đông, khi chi tiêu vào ngày Tết tăng vọt lên khoảng 30% so với ngày thường, nên phải có một khoản tiền tương ứng cho khoản chi tiêu ấy. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn xem thưởng tết như một cái gì đó mang tính chất “ban phát”.

Nhưng đó là tiền của người lao động đáng được hưởng. Cứ cận Tết trên báo chí lại nói nhiều đến tình cảnh người lao động kêu ca, phàn nàn, phản đối vì không được thưởng Tết, hay thưởng quá thấp. Họ chỉ biết chờ đợi, không biết tiền thưởng tết của mình là bao nhiêu, họ không có được sự chủ động yêu cầu thưởng tết xứng đáng”, Tiến sĩ Lan Hương nêu quan điểm.

Trao đổi với VTC News về vấn đề này, Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng chưa nên luật hóa thưởng Tết vào lúc này. 

“Chế độ thi đua, khen thưởng đã có trong luật lao động về thi đua, khen thưởng. Nhưng đúng là thưởng Tết hàng năm ra sao thì chưa được quy định cụ thể trong bất cứ luật nào khiến việc thực hiện chưa có sự thống nhất. 

Một số chỗ nói thưởng rất cao, trên thực tế lại không phải như thế. Đó chỉ là cách họ quảng bá cho doanh nghiệp của mình. Do chưa có chế tài nên chúng ta chưa thể xử phạt họ. 

 
luat hoa viec thuong tet de hay kho Lương là phải trả đủ cho người lao động còn thưởng là tùy theo hiệu quả do hai bên thỏa thuận với nhau. Càng thưởng nhiều, Nhà nước càng khuyến khích nhưng không thể ép buộc. Nếu ép buộc thì doanh nghiệp lấy tiền đâu để trả luat hoa viec thuong tet de hay kho
Ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH
 
Tuy nhiên, để áp việc thưởng Tết vào các quy định cứng là chuyện khó bởi điều đó liên quan tới nhiều doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi, họ chẳng nề hà gì. Nhưng bây giờ có quá nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản thì để thực hiện điều đó là rất khó. 

Chưa kể nếu áp thành luật cũng là khó với các doanh nghiệp có sự đầu tư của nước ngoài. Thông thường ở nước ngoài, nếu có thưởng thêm cho người lao động thì ông chủ của người lao động, người sử dụng lao động sẽ tự quyết và cũng chỉ hai bên biết với nhau thôi chứ không công khai cho mọi người. 

Họ nói rằng hình thức ấy còn hiệu quả hơn chứ nếu công khai mức thưởng với từng người thì sẽ không tạo động lực thúc đẩy người ta cống hiến nữa. 

Do vậy, theo tôi, vấn đề này còn cần phải nghiên cứu thêm chứ chưa luật hóa được. Đã là luật hóa thì phải có nghiên cứu, khảo sát cụ thể để đảm bảo tính đại trà và phải phù hợp với cả hai bên: Phía người lao động và người sử dụng lao động”, ông Thảo nói. 

Đồng quan điểm với ông Thảo, ông Phạm Quốc Anh – Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Nguyên Quyền trưởng Ban Nội chính trung ương Đảng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đảm bảo đủ lương cho người lao động theo quy định của Chính phủ đã là tốt rồi. 

“Có chăng thưởng 1 – 2 tháng lương vào dịp tết để người lao động có động lực phấn đấu thêm cũng là việc tốt. 

Bao giờ tôi cũng ủng hộ trả lương cao, nhưng theo tôi, chưa nên luật hóa việc thưởng tết vào thời điểm này. Điều kiện mỗi đơn vị, mỗi ngành khác nhau, giờ mà luật hóa việc thưởng tết thì sẽ thành vấn đề xã hội phức tạp”, ông Anh nêu quan điểm. 

luat hoa viec thuong tet de hay kho
Ngay cả các chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam cũng bác bỏ quan điểm của Tiến sĩ Lan Hương.  

Ngay cả các chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam cũng chưa đồng với tìnhquan điểm của Tiến sĩ Lan Hương. 

Ông Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nói: “Tôi nghĩ rằng về cơ chế tiền lương trên thị trường, Chính phủ nên quy định các khung và các điều kiện để doanh nghiệp thực hiện. 

Còn doanh nghiệp thực hiện được đến mức độ nào đấy là tùy thuộc vào kết quả của doanh nghiệp và quyền lựa chọn của người lao động. 

Tôi không nghĩ nên luật hóa đến cả tiền thưởng Tết bởi có doanh nghiệp có lãi, có doanh nghiệp thua lỗ. Nếu thua lỗ mà còn bắt họ làm các điều kiện họ không thể làm được thì phi thực tế quá”. 

Trước đó, ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH từng khẳng định: “Không có chuyện luật hóa tiền lương, mỗi năm trả cho người lao động 15 tháng lương. Đó chỉ là quan điểm cá nhân của một người làm nghiên cứu khoa học, còn quan điểm của Bộ đều đã thể hiện rõ trong các quy định của Bộ luật lao động”. 

“Lương là phải trả đủ cho người lao động còn thưởng là tùy theo hiệu quả do hai bên thỏa thuận với nhau. Càng thưởng nhiều, Nhà nước càng khuyến khích nhưng không thể ép buộc. Nếu ép buộc thì doanh nghiệp lấy tiền đâu để trả”, ông Huân cho biết.

Ông Huân cũng nêu lên một thực trạng trước tình hình hàng loạt công nhân bị sa thải cuối năm, doanh nghiệp phá sản, đó là một thức tế mà người lao động cũng cần phải chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Phía doanh nghiệp cũng phải tìm mọi giải pháp để hỗ trợ, trả nợ lương cho người lao động.


Theo Nam Minh 
VTC
Nguồn: Luật hóa việc thưởng Tết: Dễ hay khó?

http://vietf.vn/2013/02/01/khong-de-loai-cong-chuc-cap-o-2.html


Chia sẻ con số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, Giám đốc Học viện Xây dựng Đảng Trần Khắc Việt cho hay, để loại thành phần này không dễ.

Phó trưởng Ban Dân vận TƯ Nguyễn
Thế Trung: Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về
độ cồng kềnh của bộ máy

Tại hội thảo “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị” ngày 31/1, nhiều đại
biểu nhân nói về chuyện bộ máy cồng kềnh đã bình luận về một thống kê rất thời
sự mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến mới đây, là tỷ lệ công chức nhàn
rỗi.

Giám đốc Học viện Xây dựng Đảng Trần Khắc Việt cho rằng, để loại khỏi đội ngũ
thành phần này không dễ bởi liên quan đến nhiều vấn đề. Trong khi đó, để vận
hành cho bộ máy đang cồng kềnh hiện nay phải tiêu tốn không ít ngân sách.

Theo ông, vấn đề không phải đến giờ mới được đề cập. Các văn kiện của Đảng đã
chỉ tình trạng này từ lâu (Hội nghị TƯ 4 khóa X) nhưng cách tháo gỡ vẫn lúng
túng. Giai đoạn trước, nhiều ban đảng đã được nhập lại, số bộ trong Chính phủ
cũng giảm khá nhiều nhưng khi thực hiện lại phát sinh những bất ổn khác. Đặc
biệt là tình trạng bộ có
nhiều thứ trưởng, cấp ủy có nhiều phó ban.

Theo ông Việt, hướng tinh giản là cố gắng lồng ghép tối đa tổ chức bộ máy. Mặt
khác phải làm rõ trách nhiệm, xã hội hóa tối đa dịch vụ công.

Đối với bộ máy công chức, “nếu không xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chức danh,
khó đánh giá ai làm tốt, ai làm tệ. Như hiện nay người làm không tốt thì không
muốn làm gì tốt hơn. Cứ ỷ lại bộ máy, chờ đợi 3 năm lên lương một lần”, ông Việt
đánh giá.

Các giải pháp khác, theo ông Việt, là áp dụng cơ chế khoán lương. Và đặc biệt là
trao thêm quyền cho người đứng đầu để họ có nhiều thẩm quyền hơn trong đánh giá,
sử dụng và trả lương cho đội ngũ.

Phó trưởng Ban Dân vận TƯ Nguyễn
Thế Trung cũng bình luận, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về
độ cồng kềnh của bộ máy, số lượng cán bộ, công chức, từ cấp xã đến TƯ. Ngân sách
mỗi năm phải chi một khoản quá lớn để trả lương cho bộ máy mà cuối cùng, lương
mỗi người lại quá thấp.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức đến nay vẫn chưa ai thống kê được tỷ lệ bao nhiêu người làm việc thực sự,
có hiệu quả, bao nhiêu “sáng cắp ô đi, tối cắp về”.

Cũng theo ông Trung, có người lạc
quan đánh giá tỷ lệ cán bộ làm việc thực sự khoảng 70-80% nhưng người bi quan
hơn cho rằng chỉ ở mức 50-50. Thời gian tới, các nhà khoa học cần sớm tìm giải
pháp để giải được bài toán tinh giản bộ máy và nâng cao năng lực của đội ngũ.

Theo Lê Nhung

Vietnamnet

Nguồn: Không dễ loại công chức 'cắp ô'

http://vietf.vn/2013/02/01/khong-de-loai-cong-chuc-cap-o.html


Chia sẻ con số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, Giám đốc Học viện Xây dựng Đảng Trần Khắc Việt cho hay, để loại thành phần này không dễ.

Phó trưởng Ban Dân vận TƯ Nguyễn
Thế Trung: Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về
độ cồng kềnh của bộ máy

Tại hội thảo “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị” ngày 31/1, nhiều đại
biểu nhân nói về chuyện bộ máy cồng kềnh đã bình luận về một thống kê rất thời
sự mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến mới đây, là tỷ lệ công chức nhàn
rỗi.

Giám đốc Học viện Xây dựng Đảng Trần Khắc Việt cho rằng, để loại khỏi đội ngũ
thành phần này không dễ bởi liên quan đến nhiều vấn đề. Trong khi đó, để vận
hành cho bộ máy đang cồng kềnh hiện nay phải tiêu tốn không ít ngân sách.

Theo ông, vấn đề không phải đến giờ mới được đề cập. Các văn kiện của Đảng đã
chỉ tình trạng này từ lâu (Hội nghị TƯ 4 khóa X) nhưng cách tháo gỡ vẫn lúng
túng. Giai đoạn trước, nhiều ban đảng đã được nhập lại, số bộ trong Chính phủ
cũng giảm khá nhiều nhưng khi thực hiện lại phát sinh những bất ổn khác. Đặc
biệt là tình trạng bộ có
nhiều thứ trưởng, cấp ủy có nhiều phó ban.

Theo ông Việt, hướng tinh giản là cố gắng lồng ghép tối đa tổ chức bộ máy. Mặt
khác phải làm rõ trách nhiệm, xã hội hóa tối đa dịch vụ công.

Đối với bộ máy công chức, “nếu không xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chức danh,
khó đánh giá ai làm tốt, ai làm tệ. Như hiện nay người làm không tốt thì không
muốn làm gì tốt hơn. Cứ ỷ lại bộ máy, chờ đợi 3 năm lên lương một lần”, ông Việt
đánh giá.

Các giải pháp khác, theo ông Việt, là áp dụng cơ chế khoán lương. Và đặc biệt là
trao thêm quyền cho người đứng đầu để họ có nhiều thẩm quyền hơn trong đánh giá,
sử dụng và trả lương cho đội ngũ.

Phó trưởng Ban Dân vận TƯ Nguyễn
Thế Trung cũng bình luận, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về
độ cồng kềnh của bộ máy, số lượng cán bộ, công chức, từ cấp xã đến TƯ. Ngân sách
mỗi năm phải chi một khoản quá lớn để trả lương cho bộ máy mà cuối cùng, lương
mỗi người lại quá thấp.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức đến nay vẫn chưa ai thống kê được tỷ lệ bao nhiêu người làm việc thực sự,
có hiệu quả, bao nhiêu “sáng cắp ô đi, tối cắp về”.

Cũng theo ông Trung, có người lạc
quan đánh giá tỷ lệ cán bộ làm việc thực sự khoảng 70-80% nhưng người bi quan
hơn cho rằng chỉ ở mức 50-50. Thời gian tới, các nhà khoa học cần sớm tìm giải
pháp để giải được bài toán tinh giản bộ máy và nâng cao năng lực của đội ngũ.

Theo Lê Nhung

Vietnamnet

Nguồn: Không dễ loại công chức 'cắp ô'

http://vietf.vn/2013/02/01/pmi-thang-1-vuot-nguong-50-san-luong-san-xuat-tang-thang-thu-3-lien-tuc.html


pmi thang 1 vuot nguong 50 san luong san xuat tang thang thu 3 lien tuc

(CafeF) Giá cả đầu vào trung bình tăng mạnh, do chi phí nguyên liệu thô và vận tải tăng lên; hoặc phải trả giá cao hơn cho hàng nhập khẩu, nguyên liệu và dịch vụ.

Hôm nay, Ngân
hàng TNHH một thành viên HSBC – Việt Nam phối hợp
cùng với công ty Markit Economics công bốChỉ số
Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 1/2013. Theo đó,

Với
kết quả tháng 1 đạt 50,1 điểm tăng hơn so với mức mức 49,3 điểm trong tháng 12,
chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam của HSBC đã vượt lên trên ngưỡng không thay
đổi 50 điểm.

pmi thang 1 vuot nguong 50 san luong san xuat tang thang thu 3 lien tuc

Mặc dù chỉ số PMI toàn phần tương ứng
với tình trạng đình trệ nói chung của lĩnh vực sản xuất, nhưng chỉ số tháng 1 vẫn
ở trên mức trung bình 48,9 điểm của chuỗi khảo sát.

Sản lượng sản xuất trong tháng 1 đã
tăng ba tháng liên tục
, khi các công ty được hưởng lợi nhờ vào số lượng đơn đặt
hàng mới từ thị trường trong nước tăng nhẹ. Tuy nhiên, nhu cầu từ nước ngoài
còn yếu làm cho số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm mạnh.

Cũng trong tháng 1, số lượng
việc làm trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ
. Số lượng nhân
công hiện đã tăng trong bốn tháng qua, nhìn chung phản ánh sự gia tăng nhẹ sản
lượng sản xuất trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, năng lực sản xuất dư thừa vẫn
làm số công việc tồn đọng tiếp tục giảm.

Trong tháng 1 giá cả đầu vào trung
bình tăng mạnh,
một sự chuyển biến rõ nét so với mức giảm nhẹ của tháng trước
đó. Giá mua hàng cao được cho là do chi phí nguyên liệu thô và vận tải tăng
lên; hoặc nhà sản xuất phải trả giá cao hơn cho hàng nhập khẩu,
nguyên liệu và dịch vụ.

Nhu cầu yếu kém và cạnh tranh mạnh mẽ
tiếp tục làm suy yếu năng lực định giá của các nhà sản xuất Việt Nam. Giá xuất
xưởng giảm tháng thứ chín liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ giảm đã nhẹ bớt vì một số
công ty đã chuyển gánh nặng chi phí nguyên liệu thô cao sang cho khách hàng của
họ.

Tồn kho hàng hóa thành phẩm đã giảm mạnh nhất
trong lịch sử thu thập dữ liệu 22 tháng qua. Hoạt động mua hàng trong tháng 1 đã
tăng lần thứ hai trong ba tháng qua, một phần để giảm áp lực đối với tồn kho
hàng hóa đầu vào.

Q. Nguyễn

 

Nguồn: PMI tháng 1 vượt ngưỡng 50, sản lượng sản xuất tăng tháng thứ 3 liên tục

http://vietf.vn/2013/02/01/hai-phong-cap-giay-phep-dau-tu-cho-du-an-gan-48-trieu-usd.html


Giấy chứng nhận đầu tư này được cấp cho nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào khu công nghiệp Đình Vũ.

Sáng 31/1, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH IHI Infrastructure Asia thành lập chi nhánh trong khu công nghiệp Đình Vũ.

Dự án có mức vốn đăng ký 47,7 triệu USD; nhu cầu tuyển dụng gần 300 lao động; sử dụng 140.000 m2 đất. 

Quy mô dự án là sản xuất kết cấu thép với công suất 6.000 tấn/năm; bê tông 80.000 m3/năm; chế tạo máy móc, thiết bị 90 chiếc/năm. 

Dự án có thời gian hoạt động 45 năm; tiến độ thực hiện dự án dự kiến 5 năm. Khoảng tháng 2/2013 công ty sẽ tiến hành khởi công xây dựng nhà máy; tháng 1/2015 vận hành chính thức.

Công ty TNHH IHI Infrastructure Asia đến từ nhà đầu tư Nhật Bản, hoạt động tại Việt Nam được 7 năm, là nhà thầu xây dựng và sửa chữa cầu Bính, đang xây dựng cầu Nhật Tân (Hà Nội).

Công ty đã cung cấp thiết bị cho một số công trình của cảng Hải Phòng, Đà Nẵng; hiện đang cung cấp và bảo dưỡng hệ thống cảng hàng không cho cảng Hàng không Việt Nam.

Theo Báo Hải Phòng
Nguồn: Hải Phòng cấp giấy phép đầu tư cho dự án gần 48 triệu USD

http://vietf.vn/2013/01/31/tai-tro-662-ti-dong-cho-duong-day-500-kv-quang-ninh-mong-duong.html

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã cam kết dành 662 tỉ đồng tài trợ tín dụng dài hạn cho EVNNPT mà đại diện là Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (AMB), để triển khai xây dựng dự án đường dây 500 kV Quảng Ninh – Mông Dương.


Dự án đường dây 500 kV Quảng Ninh – Mông Dương là dự án quan trọng nằm trong chiến lược phát triển ngành điện lực khu vực Đông Bắc Việt Nam, đã được Thủ tướng phê duyệt trong tổng sơ đồ phát triển điện lực.

Dự án có tổng chiều dài hơn 25,2 km, điểm đầu là trạm 500kV Quảng Ninh, điểm cuối là nhà máy Nhiệt điện Mông Dương. Dự án được xây dựng nhằm truyền tải điện năng từ nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 và 2, với quy mô công suất 4x500MW vào hệ thống điện quốc gia, tạo mối liên kết mạnh, đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy trong hệ thống điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện.

Theo Phó tổng giám đốc EVNNPT Vũ Trần Nguyễn, với tổng mức đầu tư là 946 tỉ đồng, khoản tín dụng 662 tỉ đồng mà VDB cam kết tài trợ dài hạn cho EVNNPT sẽ giúp tổng công ty có đủ số vốn cần thiết để triển khai xây lắp, mua sắm thiết bị cũng như chi trả đền bù tái định cư giải phóng mặt bằng.

Theo TTXVN

Nguồn: Tài trợ 662 tỉ đồng cho đường dây 500 kV Quảng Ninh-Mông Dương

http://vietf.vn/2013/01/31/tai-tro-662-ti-dong-cho-duong-day-500-kv-quang-ninh-mong-duong.html

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã cam kết dành 662 tỉ đồng tài trợ tín dụng dài hạn cho EVNNPT mà đại diện là Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (AMB), để triển khai xây dựng dự án đường dây 500 kV Quảng Ninh – Mông Dương.


Dự án đường dây 500 kV Quảng Ninh – Mông Dương là dự án quan trọng nằm trong chiến lược phát triển ngành điện lực khu vực Đông Bắc Việt Nam, đã được Thủ tướng phê duyệt trong tổng sơ đồ phát triển điện lực.

Dự án có tổng chiều dài hơn 25,2 km, điểm đầu là trạm 500kV Quảng Ninh, điểm cuối là nhà máy Nhiệt điện Mông Dương. Dự án được xây dựng nhằm truyền tải điện năng từ nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 và 2, với quy mô công suất 4x500MW vào hệ thống điện quốc gia, tạo mối liên kết mạnh, đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy trong hệ thống điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện.

Theo Phó tổng giám đốc EVNNPT Vũ Trần Nguyễn, với tổng mức đầu tư là 946 tỉ đồng, khoản tín dụng 662 tỉ đồng mà VDB cam kết tài trợ dài hạn cho EVNNPT sẽ giúp tổng công ty có đủ số vốn cần thiết để triển khai xây lắp, mua sắm thiết bị cũng như chi trả đền bù tái định cư giải phóng mặt bằng.

Theo TTXVN

Nguồn: Tài trợ 662 tỉ đồng cho đường dây 500 kV Quảng Ninh-Mông Dương

http://vietf.vn/2013/01/31/gan-nhan-du-lich-xanh-cho-co-so-luu-tru.html

(TBKTSG Online) – Tổng cục Du lịch đã công bố bộ tiêu chí nhãn du lịch xanh. Và tới đây, bộ tiêu chí này sẽ áp dụng để cấp nhãn du lịch xanh cho các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, khách sạn, điểm dừng chân phục vụ khách du lịch, điểm tham quan du lịch.



0397d img 1671
Việc gắn nhãn du lịch xanh, theo Tổng cục Du lịch sẽ giúp các cơ sở lưu trú có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả… Ảnh Hạnh Thư

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 31-1, bà Lê Mai Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch cho biết, đây sẽ là hướng căn bản để các nhà đầu tư, các nhà quản lý và nhân viên các cơ sở dịch vụ du lịch áp dụng nhằm đưa cơ sở trở thành một điểm du lịch xanh, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

Bốn loại cơ sở được cấp nhãn du lịch xanh là những đơn vị có nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững.

Theo bà Khanh, nhãn du lịch xanh không xếp hạng bắt buộc như với tiêu chí nhãn du lịch bền vững bông sen xanh mà dựa trên cơ sở tự nguyện của các đơn vị. Thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã nhận được hồ sơ tự nguyện đề nghị được đánh giá của hơn 30 đơn vị cơ sở lưu trú. Con số còn rất nhỏ so với số lượng lưu trú hiện có tại Việt Nam, nhưng bà Khanh cho biết, đó cũng là một tín hiệu tích cực trong việc các cơ sở lưu trú tự nguyện tham gia các chương trình hạn chế ảnh hưởng tới môi trường, tiết kiệm tài nguyên một cách hiệu quả.

Hiện Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha (AECID) đang tích cực hỗ trợ Tổng cục Du lịch xây dựng các bộ tiêu chí nhãn du lịch xanh cho bốn loại cơ sở dịch vụ du lịch để áp dụng trong thời gian tới.

Nguồn: Gắn nhãn du lịch xanh cho cơ sở lưu trú

http://vietf.vn/2013/01/31/ban-ruou-cam-tang-kem-ly-2.html

Rất nhiều DN có nguy cơ bị phạt nặng khi có hành vi khuyến mãi khi bán rượu dù quà tặng chỉ là một cái ly hay bộ chén uống rượu.


ban ruou cam tang kem ly
Hành vi khuyến mãi cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh… sẽ bị phạt tiền từ 25 đến 30 triệu đồng.
Những ngày gần đây, các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử phạt các cửa hàng, đại lý… về hành vi bán rượu có kèm sản phẩm khuyến mãi là ly thủy tinh, dụng cụ mở rượu, bóp ví hoặc các sản phẩm khác trong hộp quà tết.
Dạo một vòng qua các phố bán rượu như Nguyễn Tri Phương (quận 5); Hàm Nghi, Hồ Tùng Mậu (quận 1); khu Lăng Cha Cả (quận Tân Bình), một số siêu thị lớn và các đại lý rượu ngoại ở TP.HCM, nhiều nơi vẫn bày bán các hộp rượu có kèm sản phẩm khuyến mãi hoặc quà tặng, đặc biệt là ly thủy tinh. Tiếp xúc một số thương nhân kinh doanh rượu lâu năm tại TP.HCM, có người cho rằng bán rượu kèm sản phẩm khác là bình thường, người khác lại cho rằng điều này vi phạm luật và họ đã từ chối bán những sản phẩm rượu có kèm quà tặng.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ tịch Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, rượu các loại được xếp trong danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh cho nên pháp luật hiện hành cấm các hành vi khuyến mãi cho hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
Theo Điều 88 Luật Thương mại 2005 và các quy định hiện hành, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể nào bán rượu có kèm sản phẩm, dịch vụ khuyến mãi thì đều vi phạm các quy định trên đây và đều có thể bị xử phạt nếu bị phát hiện.
Nếu doanh nhân nhập khẩu bán rượu cho đại lý, nhà phân phối có kèm sản phẩm khuyến mãi thì doanh nhân nhập khẩu sẽ bị phạt. Nếu đại lý, nhà phân phối bán rượu cho người bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể có sản phẩm khuyến mãi thì đại lý, nhà phân phối sẽ bị xử phạt. Tương tự như vậy, siêu thị, cửa hàng, người bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể mà bán rượu cho người tiêu dùng có sản phẩm khuyến mãi thì siêu thị, cửa hàng, người bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể có thể bị xử phạt.
Theo khoản 8 Điều 29 Nghị định 06/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, “hành vi khuyến mãi cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh… sẽ bị phạt tiền từ 25 đến 30 triệu đồng”. Mức phạt tiền này cũng được áp dụng đối với hành vi “khuyến mãi hoặc sử dụng rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mãi dưới mọi hình thức”.
Ngoài mức phạt tiền trên đây, cơ quan chức năng còn có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như tạm giữ tang vật vi phạm hành chính, cụ thể trong trường hợp này là rượu, sản phẩm khuyến mãi và các vật phẩm có chứa, thể hiện sản phẩm khuyến mãi. Nếu tái phạm, cơ sở kinh doanh có thể bị rút giấy phép kinh doanh.
Theo Vef
Nguồn: Bán rượu, CẤM tặng kèm ly

http://vietf.vn/2013/01/31/nha-khoa-hoc-viet-thach-thuc-de-che-duoc-pham-roche-thuy-sy-la-ai-2.html


nha khoa hoc viet thach thuc de che duoc pham roche thuy sy la ai

Nanogen là công ty sản xuất thuốc sinh học đầu tiên tại Việt Nam do ông Hồ Nhân điều hành. Bấy nhiêu đó đã khiến nhà khoa học, các công ty dược lớn phải kiêng nể.

Không ngán “ông lớn”

 
nha khoa hoc viet thach thuc de che duoc pham roche thuy sy la ai
Làm khoa học mà không nghiên cứu được sản phẩm tốt cứu sống người bệnh thì làm cái gì?

Những ngày cuối năm 2012, sự kiện Nanogen nộp đơn khiếu nại Công ty Roche và ông Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Trưởng khoa Bộ môn Sinh hóa – Sinh học phân tử thuộc Đại học Y Phạm Ngọc Thạch đã gây không ít ngạc nhiên cho giới truyền thông. Nội dung mà Tổng Giám đốc Công ty Nanogen, Tiến sĩ Hồ Nhân, đưa ra để khiếu nại Công ty Roche và ông Nguyễn Hữu Tuấn là: “Kết hợp tuyên truyền thông tin không đúng sự thật về thuốc sản xuất tại Việt Nam và chính sách quản lý của Nhà nước”. 

Trong đơn khiếu nại, ông Nhân viết: “Tại hội thảo do Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM phối hợp với văn phòng đại diện của Roche tổ chức, ông Tuấn đã nhiều lần nói thuốc sản xuất không đúng quy trình sẽ thành thuốc độc, ý muốn ám chỉ thuốc của Nanogen, vì chỉ có Nanogen có thuốc điều trị viêm gan B và C đang cạnh tranh trực tiếp với Roche”. Được biết, từ đơn khiếu nại này, UBND TP.HCM cũng đã có công văn yêu cầu Sở Y tế điều tra làm rõ.

Cũng liên quan đến Roche, cuối năm 2010, sản phẩm bán chạy nhất của Nanogen là Pegnano đã bị Roche, từng độc quyền về thuốc điều trị viêm gan siêu vi trùng kiện vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, vụ việc đã lắng lại, bởi Roche không đưa ra được các văn bản pháp lý để chứng minh điều đó. Tỏ ra khá bức xúc, ông Nhân nhấn mạnh: “Đây là hành động thiếu văn minh và cạnh tranh không lành mạnh”!

Công ty dược phẩm Roche là công ty Thụy Sĩ hàng đầu thế giới trong việc nghiên cứu chăm sóc sức khỏe, với các loại thuốc đặc trị ung thư, virut học, tự miễn, viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa và các bệnh của hệ thần kinh trung ương.

Lấn lướt tại thị trường nội địa

Tiến sĩ Hồ Nhân, Tổng Giám đốc cũng là nhà đầu tư sáng lập Công ty Công nghệ Sinh học Nanogen (Nanogen), kể lại: “Tại thời điểm tôi trình bày dự án làm thuốc đặc trị bằng công nghệ sinh học đã có không ít người hoài nghi tính hiệu quả của dự án. Song tôi nghĩ mình làm khoa học mà không nghĩ đến cống hiến cho xã hội, không nghiên cứu được sản phẩm tốt cứu sống người bệnh thì làm cái gì”?

Mất 3 năm để xây xong khu nghiên cứu và nhà máy sản xuất rộng 15.000m2 trong khu công nghệ cao TP.HCM, Tiến sĩ Hồ Nhân cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng nhà máy ở giai đoạn 2 thêm 10.000m2 nữa. Tổng đầu tư của Nanogen cho các phòng thí nghiệm và nhà xưởng đến nay khoảng 50 triệu USD. Và chỉ sau hơn 2 năm tung sản phẩm ra thị trường, Nanogen đã chiếm 80% thị phần trong nước về thuốc đặc trị viêm gan B và C. 

“Thuốc sinh học sẽ là tương lai của ngành dược, bởi ưu điểm của nó là ít phản ứng phụ, nhưng giúp điều trị đúng bệnh”, Tiến sĩ Hồ Nhân khẳng định. Không chỉ chiếm thị phần lớn, giá bán các sản phẩm sinh dược của Nanogen chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 so với sản phẩm tương đương được nhập khẩu. Điều đáng nói, từ khi có mặt các sản phẩm đặc trị của Nanogen, các công ty dược phẩm nước ngoài liên tục giảm giá thuốc có tác dụng tương đương của họ từ 5 triệu đồng/ lọ, xuống 4,5 rồi 3 triệu đồng/lọ tính tại thời điểm này.

Chiến lược bó đũa

Tiến sĩ Hồ Nhân từng học ở Mỹ và làm việc cho nhiều công ty về sinh học lớn tại Mỹ. Với triết lý, làm khoa học trước hết phải biết biến kết quả nghiên cứu thành sản phẩm thực tế, ông quyết định về nước làm “thuốc tốt, giá rẻ cho người Việt”. Với những gì đang làm tại Việt Nam, ông không giấu niềm tự hào và cho rằng, “không chỉ làm thuốc đặc trị, tôi còn có thể làm nhiều thứ hơn nữa”.

Theo ông Nhân, nếu cần 5-10 công đoạn để tổng hợp hóa chất cho ra một viên thuốc bình thường thì với công nghệ sinh học (tổ hợp của công nghệ gene, công nghệ tế bào, công nghệ lên men, công nghệ protein, công nghệ bào chế…), cần cả trăm ngàn công đoạn. Cách làm của ông Nhân là đặt quan hệ với nhiều viện nghiên cứu nổi tiếng của Mỹ, Thụy Sĩ, Đức… để mua bản quyền một số nghiên cứu. Ông cũng cho biết, một số nghiên cứu mà công ty đã mua có giá từ vài ngàn đến vài trăm ngàn USD tùy vào độ quan trọng và khó của nó.

Cũng qua các viện này, nếu gặp khó khăn về chuyên môn, TS Hồ Nhân sẵn sàng trả chi phí để nhận được những tư vấn từ các chuyên gia dược giỏi trên thế giới. Nhờ học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành này mà đến nay, chính Nanogen cũng tự tin hơn khi tư vấn lại một số sản phẩm cho các công ty dược khác. 

Không chỉ đặt mua bản quyền các nghiên cứu, Nanogen cũng là nơi nhận các đơn đặt hàng nghiên cứu và chuyển giao thành công kết quả nghiên cứu đến các hãng dược, mỹ phẩm nước ngoài như: nghiên cứu gene chống lão hóa cho một hãng mỹ phẩm nổi tiếng của Pháp; gene làm thuốc trị tiểu đường cho một hãng dược Ấn Độ; gene làm thuốc chữa trị tim mạch cho một hãng dược Thụy Sĩ…

Bệnh viêm gan đang có nguy cơ cao ở Việt Nam, việc Nanogen có thể chiếm đến 80% thị phần thuốc điều trị viêm gan ở trong nước chỉ sau 2 năm có mặt trên thị trường cũng khiến giới kinh doanh dược dè chừng. Tiến sĩ Hồ Nhân cho rằng, ông là nhà khoa học làm doanh nhân, không phải là nhà kinh doanh chuyên nghiệp nên không chọn giải pháp quảng bá rầm rộ hay chi nhiều hoa hồng cho marketing khi tung ra sản phẩm như cách các tập đoàn đa quốc gia thường làm. 

“Tôi chọn chiến lược bó đũa, tức là làm việc kỹ với từng đơn vị, bác sĩ, bệnh viện để thuyết phục họ tin dùng thuốc của chúng tôi. Có thể lúc đầu tặng thuốc để họ dùng thử. Nếu dùng có hiệu quả mà giá cả lại tốt hơn nhiều so với thuốc nhập, tất nhiên họ sẽ tìm đến mình”. Tiến sĩ Hồ Nhân cho biết, chính chi phí quảng bá giảm tối thiểu sẽ giúp giá thành thuốc giảm, tạo cơ hội cho người bệnh nghèo cũng được điều trị bằng thuốc tốt.

Kiến tạo đường cho thế hệ sau

Theo TS Nhân, năm 2010 đã có hãng dược phẩm Mỹ đặt vấn đề mua đứt công nghệ của Nanogen hoặc mua 30% cổ phần với giá 30 triệu USD. Tuy nhiên, ông đã từ chối. Ông nói: “Ngày trước, mình đã quyết định trở về làm thuốc cho người dân dùng rồi, nay đã đạt được những thành tựu đáng tự hào này, tại sao lại sang ngang. Nếu ai cũng có suy nghĩ đó thì đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu”? 
Tại khu Công nghệ cao TP.HCM, Nanogen là một trong những doanh nghiệp có nhiều người làm khoa học là Việt kiều lẫn người nước ngoài tới làm việc. Trong 200 nhân viên của công ty, khoảng 70 người chuyên làm nghiên cứu được trả lương như tại các tập đoàn đa quốc gia khác. 
Nhân cho rằng, việc đầu tư nhân sự cao cấp cho lĩnh vực này là rất quan trọng. Suốt trong câu chuyện của ông, chưa từng nghe ông than khó khăn khi về nước đầu tư như thế nào. Ông bảo: “Tôi cố gắng làm thế nào để thế hệ sau được đi con đường ngắn hơn, ít khó khăn hơn”.
 
Theo Hoàng Hy
Doanh nhân
Nguồn: Nhà khoa học Việt thách thức đế chế dược phẩm Roche Thụy Sỹ là ai?

http://vietf.vn/2013/01/31/ban-ruou-cam-tang-kem-ly-2.html

Rất nhiều DN có nguy cơ bị phạt nặng khi có hành vi khuyến mãi khi bán rượu dù quà tặng chỉ là một cái ly hay bộ chén uống rượu.


ban ruou cam tang kem ly
Hành vi khuyến mãi cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh… sẽ bị phạt tiền từ 25 đến 30 triệu đồng.
Những ngày gần đây, các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử phạt các cửa hàng, đại lý… về hành vi bán rượu có kèm sản phẩm khuyến mãi là ly thủy tinh, dụng cụ mở rượu, bóp ví hoặc các sản phẩm khác trong hộp quà tết.
Dạo một vòng qua các phố bán rượu như Nguyễn Tri Phương (quận 5); Hàm Nghi, Hồ Tùng Mậu (quận 1); khu Lăng Cha Cả (quận Tân Bình), một số siêu thị lớn và các đại lý rượu ngoại ở TP.HCM, nhiều nơi vẫn bày bán các hộp rượu có kèm sản phẩm khuyến mãi hoặc quà tặng, đặc biệt là ly thủy tinh. Tiếp xúc một số thương nhân kinh doanh rượu lâu năm tại TP.HCM, có người cho rằng bán rượu kèm sản phẩm khác là bình thường, người khác lại cho rằng điều này vi phạm luật và họ đã từ chối bán những sản phẩm rượu có kèm quà tặng.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ tịch Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, rượu các loại được xếp trong danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh cho nên pháp luật hiện hành cấm các hành vi khuyến mãi cho hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
Theo Điều 88 Luật Thương mại 2005 và các quy định hiện hành, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể nào bán rượu có kèm sản phẩm, dịch vụ khuyến mãi thì đều vi phạm các quy định trên đây và đều có thể bị xử phạt nếu bị phát hiện.
Nếu doanh nhân nhập khẩu bán rượu cho đại lý, nhà phân phối có kèm sản phẩm khuyến mãi thì doanh nhân nhập khẩu sẽ bị phạt. Nếu đại lý, nhà phân phối bán rượu cho người bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể có sản phẩm khuyến mãi thì đại lý, nhà phân phối sẽ bị xử phạt. Tương tự như vậy, siêu thị, cửa hàng, người bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể mà bán rượu cho người tiêu dùng có sản phẩm khuyến mãi thì siêu thị, cửa hàng, người bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể có thể bị xử phạt.
Theo khoản 8 Điều 29 Nghị định 06/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, “hành vi khuyến mãi cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh… sẽ bị phạt tiền từ 25 đến 30 triệu đồng”. Mức phạt tiền này cũng được áp dụng đối với hành vi “khuyến mãi hoặc sử dụng rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mãi dưới mọi hình thức”.
Ngoài mức phạt tiền trên đây, cơ quan chức năng còn có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như tạm giữ tang vật vi phạm hành chính, cụ thể trong trường hợp này là rượu, sản phẩm khuyến mãi và các vật phẩm có chứa, thể hiện sản phẩm khuyến mãi. Nếu tái phạm, cơ sở kinh doanh có thể bị rút giấy phép kinh doanh.
Theo Vef
Nguồn: Bán rượu, CẤM tặng kèm ly

http://vietf.vn/2013/01/31/tp-hcm-nghien-cuu-han-che-xe-ca-nhan-co-quota-moi-duoc-sam-xe.html


co quota moi duoc sam xe

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định về kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.

. Trong đó, UBND TP yêu cầu triển khai một số giải pháp như nghiên cứu đề tài quản lý các phương tiện đăng ký mới thông qua giấy chứng nhận quyền mua xe (COE).

Liệu COE có mang lại hiệu quả hạn chế xe cá nhân?

PGS.TS Phạm Xuân Mai (Đại học Bách khoa TP.HCM):

Khó thực hiện

Bộ Giao thông vận tải đã bỏ đề án hạn chế xe cá nhân

Phát
biểu tại cuộc họp tổng kết Sở Giao thông vận tải TP.HCM ngày 15-1, Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết bộ đã bỏ đề án hạn
chế xe cá nhân vì không khả thi. Thay vào đó, bộ sẽ thực hiện đề án cho
xe cá nhân phát triển hợp lý so với mức độ phát triển cầu, đường.

Việc TP.hcm đề xuất giải pháp hạn chế xe cá nhân bằng
giải pháp COE là áp dụng theo mô hình mà Singapore đã thực hiện. Thế
nhưng, rất khó áp dụng COE với TP vì điều kiện địa lý, dân số và mức
sống rất khác với Singapore. Là một đảo quốc, với mức sống cao nên một
người dân Singapore có khả năng mua 2-3 ôtô để thuận lợi cho việc đi
làm, đi chơi do đó Chính phủ Singapore áp dụng COE có hiệu quả để một
người chỉ có một chiếc xe.

Trong khi đó, thu nhập của người dân TP.HCM thấp hơn nhiều so với Singapore nên mỗi người cũng chỉ mua một chiếc xe để đi lại.

Theo tôi, việc thực hiện COE không những sẽ gây tốn kém
cho người dân mà còn khó thực hiện. Vì chúng ta đã có bài học của TP Hà
Nội không cho một số quận nội thành đăng ký xe thì người dân lại nhờ
người thân ở các tỉnh đăng ký xe và đưa về Hà Nội sử dụng. Kết quả là Hà
Nội phải bãi bỏ việc cấm đăng ký xe ở các quận nội thành. Vì vậy, nếu
TP.HCM áp dụng COE chắc chắn người dân TP sẽ tìm cách để có xe như người
dân Hà Nội là đưa xe từ các tỉnh về TP.

Tôi đề nghị UBND TP cần xem xét giải quyết cái gốc của
vấn đề, đó là biện pháp đẩy mạnh phát triển xe buýt, xe điện, tàu điện
ngầm (metro)… Vì thông qua thực tế sử dụng phương tiện nào đi lại
thuận tiện, có giá thấp thì người dân sẽ lựa chọn phương tiện đó, thay
vì thực hiện giải pháp ép buộc COE.

Ông Lâm Thiếu Quân (đại biểu HĐND TP.HCM):

Hạn chế xe cá nhân đã lên đến đỉnh điểm

Singapore là quốc gia và là một TP nên họ áp dụng COE
hiệu quả, kể cả việc họ hạn chế xe từ Malaysia vào Singapore. Trong khi
đó, nếu TP.HCM thực hiện COE thì người dân TP sẽ nhờ người thân ở các
tỉnh mua xe đưa về TP sử dụng. Như vậy, nếu một mình TP thực hiện COE sẽ
không thể ngăn chặn được xe từ các tỉnh vào TP. Tôi cho rằng việc hạn
chế sở hữu xe cá nhân ở VN đã lên đến đỉnh điểm rồi vì người mua xe đã
phải chịu thuế và các loạilệ phí khá nặng.

Vấn đề chính là TP nên hạn chế xe cá nhân lưu thông
trong những khu vực nhỏ như không cho xe máy vào một số tuyến đường ở
khu trung tâm TP để tạo thói quen cho người dân đi bộ.

Một cán bộ Sở Giao thông vận tải TP.HCM:

Không có số liệu xe cá nhân thực tế đi lại

Từ mấy chục năm nay, các cơ quan chức năng chỉ nhập
thêm số liệu đăng ký ôtô, xe máy từng tháng, từng năm. Thế nhưng, các cơ
quan chức năng không biết được số lượng ôtô, xe máy cũ nát mà người dân
đã loại bỏ để xác định số lượng thực tế xe cá nhân đang lưu hành. Do
không có số liệu thực tế số lượng xe cá nhân đang đi lại nên cũng khó
xác định xe cá nhân đang gây quá tải so với mật độ cầu đường ở TP.HCM
(gồm khoảng 3.700km chiều dài đường tráng nhựa rộng từ 4m trở lên có
tổng diện tích 27 triệu m2 mặt đường). Vì vậy, rất khó xác định có cần
COE nhằm hạn chế xe cá nhân và nếu thực hiện COE liệu sẽ có hệ quả gì.

Mới đây, Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận
tải – Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất UBND các tỉnh và TP góp ý dự thảo
đề án chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030. Trong đó, viện đề xuất trong chiến lược phát triển vận tải
đô thị Hà Nội và TP.HCM cần xem xét phát triển giao thông vận tải công
cộng, hạn chế vận tải bằng phương tiện cá nhân bằng cách xác định lưu
lượng vận tải, thị phần đảm nhận của vận tải công cộng, thị phần của các
phương thức vận tải khác…

Như vậy, Viện Chiến lược và phát triển giao
thông vận tải không yêu cầu về giải pháp cụ thể hạn chế xe cá nhân như
giải pháp COE mà TP sắp nghiên cứu.

Theo Ngọc Ẩn

Tuổi trẻ

Nguồn: TP.HCM nghiên cứu hạn chế xe cá nhân: Có “quota” mới được sắm xe

http://vietf.vn/2013/01/31/pho-thu-tuong-de-nghi-2-gd-so-di-xe-du-3.html


pho thu tuong de nghi 2 gd so di xe du

Làm việc với UBND TP Hà Nội chiều 30/1, Phó Thủ tướng – Chủ tịch Uỷ ban ATGT quốc gia Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Tình trạng taxi dù, xe dù bến cóc tại Hà Nội chưa được xử lý nghiêm.

Do vậy, ông đề nghị GĐ Sở Công an, Sở GTVT Hà Nội đóng dân thường đi xe dù để thấy được sự gian dối của loại xe này.

Tại buổi làm việc với Hà Nội, Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Hà Nội với sự hỗ trợ của các Bộ ngành đã triển khai
nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt và đã đạt được những thành công l1ớn
trong việc đảm bảo trật tự ATGT.

Cụ thể, số vụ, số người chết, số người bị thương
đều giảm. Đặc biệt, Hà Nội đã giảm được 47% số vụ ùn tắc, không có vụ ùn tắc nào
xảy ra tới 30 phút, đường thông, hè thoáng so với đầu năm…

Tuy nhiên, ông Phúc cho rằng, Hà Nội vẫn còn những tồn tại rất đáng lo ngại về
ATGT. Cụ thể, Hà Nội vẫn còn 777 vụ tai nạn xảy ra với 619 người chết, gần 400
người bị thương, hiện tượng đua xe liệng lách vẫn còn, quản lý taxi chưa tốt…

Do vậy, trong năm 2013, Hà Nội cần tiếp tục giảm
10% số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Về tình trạng đua xe trái phép, Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội nên xem xét cách
dùng bùi nhùi của Công an tỉnh Thanh Hoá đã đem lại hiệu quả trong việc xử lý
đối tượng vi phạm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng tình trạng taxi dù, “xe dù, bến
cóc” chưa được xử lý nghiêm, do vậy Hà Nội cần phải kiểm soát mạnh mẽ, quyết
liệt hơn.

“Tôi đề nghị anh Hùng (GĐ Sở GTVT – PV), anh Chung (GĐ Sở Công an – PV) đóng
giả dân thường đi taxi để thấy được sự gian dối của xe dù. Vấn đề này Hà Nội
phải giải quyết được ngay trong đầu năm nay”
, ông Phúc chỉ đạo.

Tham dự Hội nghị cùng với UBND TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GTVT – Phó chủ tịch
Thường trực Uỷ ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng cũng cho rằng, Hà Nội cần tập
trung đảm bảo phương tiện phục vụ cho người dân đi lại an toàn trong dịp Tết,
không để tình trạng người dân đi xe bị nhồi nhét.

Để đảm bảo tình hình trật tự ATGT thủ đô, ông Thăng cho rằng vai trò của lực
lượng công an là rất quan trọng. Do vậy, chỉ cần lực lượng công an sao nhãng là
các chỉ số về tai nạn giao thông tăng ngay lập tức.

“Một số địa phương vừa qua chỉ sao nhãng một chút TNGT đã tăng trên 20% về số
người chết, số người bị thương… Do vậy, cùng với các ngành, ngành công an cần
vào cuộc thường xuyên, liên tục thì ùn tắc giao thông và số người chết đều giảm”
,
Bộ trưởng Bộ GTVT nói.

Ban giao đúng, công trình sẽ đúng tiến độ!

Liên quan đến việc phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông Hà Nội, người đứng
đầu ngành giao thông đề nghị Hà Nội cần sớm trình quy hoạch đường vành đại IV,
V, lập quy hoạch đấu mối các Quốc lộ cũng như việc xây dựng các đường gom…

Hà Nội cũng cần tiếp tục hoàn thành cầu vượt nhẹ đang được triển khai xây dựng
để giải quyết tình trạng ùn tắc tại các nút giao thông cần được tháo gỡ.

Về công tác GPMB đối với các dự án đang triển khai trên địa bàn Hà Nội, ông
Thăng cho biết: Hiện nay, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang gặp khó
khăn khi vẫn còn 4 km hết sức “xương xẩu” chưa giải phóng được mặt bằng, trong
khi ngành giao thông đang quyết tâm đến quý II năm 2015 sẽ đưa vào vận hành.

Do vậy, Hà Nội cần tạo điều kiện giúp cho ngành giao thông trong khâu GPMB của
dự án này, nhất là đoạn nhà ga Cát Linh.

Ngoài dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, ông Thăng cũng chỉ ra một loạt
dự án cần được Hà Nội đẩy nhanh tiến độ GPMB như: Nút giao Thanh Xuân, Trung
hoà, Thanh Trì, Quốc lộ 5, Cầu Nhật Tân, Nhà ga T2…

Ông Thăng khẳng định: “Nếu GPMB ở các dự án giao thông được Hà Nội hoàn
thành, bàn giao đúng thì Bộ GTVT sẽ hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất
lượng”.

                                                                                                                                
Theo Vũ Điệp

                                                                                                                                     Vietnamnet

Nguồn: Phó Thủ tướng đề nghị 2 GĐ Sở đi 'xe dù'

http://vietf.vn/2013/01/31/viet-nam-la-doi-tac-oda-quan-trong-nhat-cua-nhat.html

Theo Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Nhật Bản luôn coi Việt Nam là đối tác ODA quan trọng nhất thế giới.

 Nguồn: VTV

Nguồn: 'Việt Nam là đối tác ODA quan trọng nhất của Nhật'

http://vietf.vn/2013/01/30/khong-kiem-dinh-thuy-dien-phat-150-200-trieu-dong-2.html

(TBKTSG Online) – Đơn vị sở hữu, vận hành đập thủy điện không thực hiện kiểm định an toàn đập khi đến kỳ kiểm định sẽ bị phạt tiền từ 150 đến 200 triệu đồng. Thời gian qua mới chỉ có quy định xử phạt vận hành hồ chứa không đúng quy định, còn lại rất nhiều hành vi vi phạm khác vẫn chưa có cơ chế xử phạt, mới dừng lại ở nhắc nhở.



3a110 0a321 7c209 thuy dien song tranh 2
Sắp tới nếu đơn vị vận hành thủy điện không kiểm định an toàn đập sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng – Ảnh: TL.

>> Chưa thể xử phạt vi phạm an toàn hồ, đập thủy điện

>> Hàng chục đập thủy điện chưa được kiểm định

Mức phạt từ 150-200 triệu đồng như trên cũng sẽ áp dụng cho hành vi không báo cáo ngay cho cơ quan chức năng khi các kết quả đo đạc thấm, chuyển vị trí của đập thủy điện vượt quá giới hạn quy định của tư vấn thiết kế; khi xảy ra sự cố trong vận hành cửa van các công trình đập trong mùa lũ.

Trên đây là các nội dung tại dự thảo nghị định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ ban hành vào đầu quí 2-2013.

Theo dự thảo nghị định đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức vi phạm còn có thể bị tước giấy phép hoạt động điện lực cho đến khi thực hiện xong việc kiểm định đập thủy điện, khôi phục, sửa chữa, nâng cấp đập thủy điện.

Trước đó, trong một báo cáo của Bộ Công Thương gởi Quốc hội hồi tháng 11-2012, tính đến tháng 10-2012, còn 33/66 đập thủy điện đến kỳ kiểm định trên toàn quốc nhưng chưa kiểm định, trong đó có 7 thủy điện công suất hơn 30 MW và 30 thủy điện công suất bằng hoặc nhỏ hơn 30 MW.

Trong lần trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hồi tháng 8-2012, ông Cao Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường thuộc Bộ Công Thương cho biết cả nước có 151 dự án thủy điện nhỏ (công suất dưới 30 MW) đã đi vào hoạt động thuộc sự theo dõi, quản lý của UBND các tỉnh.

Thế nhưng có tới 88/151 dự án chưa có quy trình vận hành hồ chứa, chưa đăng ký an toàn đập, chưa kiểm định an toàn đập, chưa thực hiện chế độ quan trắc đập thường xuyên, chưa có phương án phòng chống lũ lụt cho hạ du …

Theo ông Dũng, thời gian qua mới chỉ có quy định xử phạt hành vi duy nhất là vận hành hồ chứa không đúng quy trình, còn lại rất nhiều hành vi vi phạm khác hiện vẫn chưa có cơ chế xử phạt, chỉ mới dừng lại ở nhắc nhở.

Việc không chấp hành các quy định về an toàn hồ đập của các dự án thủy điện đang tiềm ẩn nhiều rủi ro các vùng hạ du. Ngoài nguyên nhân do thiếu trách nhiệm của các chủ đầu tư thủy điện, còn do việc thiếu kiến thức chuyên môn của các cơ quan chức năng về quản lý hồ đập, đặc biệt là ở các tỉnh.

Liên quan đến vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng, dự thảo nghị định cũng đưa ra mức phạt tiền 100 triệu đồng đối với các hành vi cố ý không loại bỏ, xây dựng mới các tổ máy phát điện có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Đối với tổ chức, cá nhân nếu có hành vi cung cấp báo cáo kiểm toán năng lượng sai cụng sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 60 triệu đồng.

Đáng chú ý, về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong lĩnh vực vận tải, dự thảo còn đưa ra mức phạt tiền từ 160 đến 200 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với thiết bị, phương tiện vận tải.

Bên cạnh đó, sẽ buộc tái xuất hoặc tiêu hủy thiết bị, phương tiện vận tải đã nhập khẩu nói trên.

Nguồn: Không kiểm định thủy điện, phạt 150- 200 triệu đồng

http://vietf.vn/2013/01/31/gas-giam-13-000-dong-binh.html

(TBKTSG Online) – Từ đầu tháng 2, giá bán lẻ khí hóa lỏng (gas) sẽ giảm 1.083 đồng/kg sau khi giá nhập khẩu giảm 45 đô la Mỹ/tấn.



8769f img 20130124 01079
Giá gas giảm 3 tháng liên tiếp. Ảnh: Minh Tâm

>>> Gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg

Thông báo giảm giá được các công ty gas đầu mối phát đi vào chiều nay, 31-1. Theo đó, loại bình 12kg giảm 13.000 đồng. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng khu vực TPHCM phổ biến ở mức 405.000 – 410.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.

Trong khi đó, các loại bình 45kg giảm khoảng 50.000 đồng, còn khoảng 1.530.000 đồng/bình; bình 50kg giảm 54.000 đồng, còn mức 1,7 triệu đồng/bình.

Theo các công ty đầu mối, nguyên nhân giá trong nước giảm là do Công ty Dầu khí Ả rập Saudi (Aramco), nguồn cung khí hóa lỏng lớn nhất của thế giới đã chốt giá gas giao tháng 2-2013 (giá CP) ở mức 910 đô la Mỹ/tấn, giảm 45 đô la Mỹ/tấn so với giá chốt tháng 1.

Như vậy, đây là tháng thứ 3 liên tiếp, giá gas bán lẻ giảm theo giá thế giới.

Nguồn: Gas giảm 13.000 đồng/bình

http://vietf.vn/2013/01/30/dau-nam-2013-khach-quoc-te-tiep-tuc-tang-2.html

(TBKTSG Online) – Theo Tổng cục Thống kê, có khoảng 651.800 lượt khách du lịch đến cả nước trong tháng 1-2012, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong thời điểm này, khách du lịch Nga, chủ yếu là khách đi nghỉ tránh đông tại các thành phố biển, đã tăng trưởng rất mạnh mẽ.



221f1 p1010805
Khách quốc tế đi tour tại TPHCM – Ảnh: Đào Loan

>>> Hơn 6,84 triệu lượt khách quốc tế đến năm 2012

>>> Lệ phí thị thực làm “nóng” hội nghị du lịch

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngoại trừ Hàn Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng đến 39% so với tháng 1-2012, những thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều giảm trong tháng đầu năm.

Tuy nhiên, một lần nữa thị trường Nga lại thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong tháng 1-2012, có khoảng 25.800 lượt khách du lịch Nga đến Việt Nam, tăng 88,8% so với tháng trước và tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, ngoài các chuyến bay trực tiếp từ Nga đến Tân Sơn Nhất, tỉnh Khánh Hòa cũng đang đón các chuyến bay thuê bao từ Serbia, vùng Viễn Đông và Moscow đến đều đặn mỗi ngày.

Mới đây, Vietnam Airlines cho biết cũng sẽ mở đường bay trực tiếp từ Moscow – Khánh Hòa. Dự kiến, chuyến bay đầu tiên sẽ thực hiện vào ngày 5-4 tới bằng máy bay Boeing 777-200. Tần suất bay sẽ là một chuyến/tuần vào thứ Sáu với lịch bay mùa hè và hai chuyến/tuần vào mùa đông.

Với đường bay trực tiếp, giới du lịch kỳ vọng du khách từ Nga sẽ đến nhiều hơn vì sẽ đến thẳng thành phố biển Nha Trang và nhiều danh thắng du lịch nổi tiếng khác ở miền Nam Trung bộ mà không phải bay nối chuyến hoặc quá cảnh từ TPHCM.

Nguồn: Đầu năm 2013: Khách quốc tế tiếp tục tăng

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

http://vietf.vn/2013/01/31/dan-chung-khoan-tu-thuong-tet-cho-minh.html

(CafeBiz) Hỏi thăm một môi giới tại một công ty chứng khoán lớn, tháng vừa rồi thu nhập được bao nhiêu, anh bảo: “Bình quân chắc mỗi người được hơn 3 chục triệu, nhưng cũng có thể hơn”.


dan chung khoan tu thuong tet cho minh
Mới có một tháng trước đây, dân chứng khoán đều đang thấp thỏm bàn luận xem công ty mình năm nay thưởng Tết như thế nào, có được 1 tháng lương không hay lại giống các công ty khác cắt giảm chi phí do kinh tế khó khăn. Ấy thế mà chỉ 1 tháng thôi, VN-Index tăng “ầm ầm” gần 88 điểm (từ 399,7 điểm vào ngày 24/12 lên 487,6 điểm), mức tăng 22% trong 1 tháng, HNX-Index tăng hơn 9 điểm (mức tăng 17,2%) trong hơn 1 tháng khiến nhiều nhà đầu tư cũng như nhân viên ngành chứng khoán “quên” luôn chuyện thưởng Tết!!!

Môi giới hồ hởi

Dân môi giới có lẽ là đối tượng sung sướng nhất khi thị trường tăng vào đúng dịp Tết. Tháng 11 giao dịch èo uột, tưởng bị cắt giảm nhân sự đến nơi, thanh khoản thị trường thì lèo tèo chẳng kiếm nổi đồng phí nào. Khách hàng gần như ngưng toàn bộ giao dịch. Thị trường tăng trở lại, khách gọi í ới, một đống tài khoản gần như “nằm im” trong năm qua tự nhiên khởi động hết lượt. Lâu lắm rồi dân môi giới mới bận rộn như lúc này.

Hỏi thăm một môi giới tại một công ty chứng khoán lớn, tháng vừa rồi thu nhập được bao nhiêu, anh bảo: “bình quân chắc mỗi người được hơn 3 chục triệu, nhưng cũng có thể hơn”.

Thử làm một phép tính, giá trị giao dịch sàn HoSE trong tháng 1 vừa qua (tính đến 30/1/2013) đạt 24.595,77 tỷ đồng; sàn Hà Nội đạt 13.200 tỷ đồng; tổng giá trị giao dịch 2 sàn trong tháng qua đạt 37.795,77 tỷ đồng. Cả chiều mua vào chiều bán đều bị tính phí, bình quân 0,2%/giá trị giao dịch (có môi giới, còn không có môi giới là 0,15%), như vậy phí môi giới cả thị trường trong riêng tháng 1 là 151 tỷ đồng.

Nếu lấy ví dụ tại công ty chứng khoán có thị phần top 3 môi giới hai sàn, chiếm tỷ lệ thị phần cả thị trường là 10% thì công ty chứng khoán đó ăn phí môi giới trong tháng 1 đạt 15 tỷ.

Thông thưởng tỷ lệ ăn chia giữa môi giới và công ty chứng khoán là 30% và công ty đó có 100 môi giới, thì mỗi môi giới bình quân tháng 1/2013 thu được 45 triệu đồng riêng tiền phí giao dịch, chưa kể lương cố định hàng tháng.

Đó là tính bình quân, còn tất nhiên, có người được cả trăm triệu khi khách VIP mua đi bán lại T+3 hàng trăm nghìn cổ phiếu, khách càng lướt sóng, càng “nhảy nhót” nhiều thì môi giới càng sướng. Chưa kể khách đầu tư nhiều, lãi lớn, khách lại mời mọc môi giới đi ăn uống bàn chuyện thị trường.

Cục diện thay đổi 180 độ. Từ đang ở tình cảnh bị “hắt hủi”, môi giới chứng khoán hiện tại đang được khách hàng săn đón, gọi điện hỏi han nhiệt tình xem mua con nào bán con nào, và họ – những con người bận rộn – cũng chẳng quan tâm xem sếp mình sắp tới sẽ thưởng Tết bao nhiêu, vì thị trường đã tự thưởng cho dân môi giới rồi.

Khi được hỏi về việc các khách hàng sử dụng margin đợt này ra sao, môi giới trên cho biết sau một thời gian dài “chinh chiến” và trải qua nhiều “đau thương”, nhà đầu tư chứng khoán thời điểm này đã “cáo” hơn rất nhiều. Việc sử dụng margin cũng được cân nhắc cẩn trọng. Tất nhiên lượng vay margin đã tăng đáng kể trong thời điểm thị trường tăng nóng vừa qua, cao hơn rất nhiều so với tháng 11 năm ngoái, tuy nhiên khách hàng không vay quá lâu, khi thị trường điều chỉnh trong phiên, đa phần bán ra và giảm tỷ lệ margin xuống ở mức hợp lý.

Tăng 22%/tháng – đầu tư gì cho lại?

Chứng khoán đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay, với mức tăng vượt trội hơn so với các nhà đầu tư khác.

Thống kê trên sàn HoSE cho thấy trong tháng 1 vừa qua có 74 mã giảm giá, 19 mã đứng giá còn lại 221 mã tăng giá trong đó có khá nhiều mã tăng hơn 80% như SBS, ITA (nếu so với đáy tháng 11, SBS đã tăng gấp 3 và ITA tăng gần gấp đôi); DDM, KBC, LGC (tăng hơn 70%), GTT, DAG, HTL (tăng trên 50%), PVF, BVH, HSG, CLG (tăng trên 40%)…Trên sàn Hà Nội, TKU tăng 160% trong tháng, VBC tăng 68%, SRA, VBH, NSN, TBX, SHN, KMT (tăng trên 50%)…

Tiết lộ với chúng tôi, một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường cho biết, trong tháng vừa qua VN-Index tăng 22%, anh lãi được 70% gấp 3 lần mức độ tăng của Index khi ôm trọn cổ phiếu nóng đi từ đáy lên đỉnh và do sử dụng margin, một mức thu lời không tưởng.

Tuy nhiên khi trao đổi với một giám đốc quỹ đầu tư, tất nhiên là mừng vì thị trường tăng, nhưng ông cho rằng vấn đề của TTCK Việt Nam hiện tại là làm sao phát triển bền vững và tăng trưởng trong dài hạn chứ không nên bàn về việc sắp tới thị trường tăng bao nhiêu, đạt bao nhiêu điểm. Ông cho rằng sẽ còn rất nhiều điều mà TTCK Việt Nam phải làm, như phát triển thị trường phái sinh, thu hút vốn ngoại, nâng cao tính minh bạch của các thành viên tham gia thị trường, nâng cao kiến thức của nhà đầu tư…

Phương Mai

Nguồn: Dân chứng khoán “tự” thưởng Tết cho mình

http://vietf.vn/2013/01/31/news-2.html

    Nguồn: news

    http://vietf.vn/2013/01/31/10-truong-day-kiem-tien-tot-nhat.html


    10 truong day kiem tien tot nhat
    Tờ Financial Times vừa công bố danh sách xếp hạng những trường dạy kinh doanh tốt nhất thế giới năm 2013, trong đó trường Harvard giành vị trí dẫn đầu từ tay trường Stanford năm ngoái.
    Tuy nhiên, như thường lệ, các danh sách xếp hạng luôn theo phong cách, đặc trưng riêng của từng đơn vị xếp hạng. Chẳng hạn, Businessweek của Bloomberg lựa chọn trường Chicago Booth là trường dạy kinh doanh tốt nhất còn ĐH Harvard chỉ đứng thứ hai, trong khi Chicago Booth chẳng mấy khi có mặt trong top 10 của Financial Times. Xếp hạng của Business Insider thì chọn ĐH Stanford là trường tốt nhất. 
    Nhưng tất nhiên, yếu tố lương bổng luôn được chú ý nhất và có thể dễ dàng đem ra so sánh hơn cả trong những xếp hạng này. Mặc dù theo thống kê gần đây, mức lương bình quân của những người có bằng MBA đã giảm đáng kể do ảnh hưởng của suy thoái, nhưng mức lương của các sinh viên tốt nghiệp từ những trường danh tiếng luôn cao hơn so với các trường còn lại. 
    Dưới đây là danh sách 10 trường kinh doanh có mức lương bình quân của sinh viên sau khi ra trường cao nhất:
    1. Trường Kinh doanh Stanford : 195.553 USD/năm
    2. Trường Kinh doanh Harvard : 187.432 USD/năm 
    3. Trường Đại học Pennsylvania, Wharton : 186.210 USD/năm
    4. Trường Kinh doanh Columbia : 179.568 USD/năm
    5. Viện quản lý Indian, Ahmedabad : 171.188 USD/năm
    6. Trường Đại học Chicago, Booth : 164.678 USD/năm
    7. Trường Kinh doanh Luân Đôn : 162.570 USD/năm
    8. Viện Công nghệ Masachuset, Sloan : 160.810 USD/năm
    9. Trường Đại học Tây Bắc, Kellogg: 160.746 USD/năm
    10. Trường Quản lý Yale : 159.647 USD/năm
    Theo Vnmedia
    Nguồn: 10 trường dạy kiếm tiền tốt nhất

    http://vietf.vn/2013/01/31/doanh-nghiep-det-may-thuong-tet-70-cai-quan-dui.html

    Nhận bịch…quần đùi từ tay nhóm trưởng với thông báo “đây là quà thưởng Tết cuối năm”, chị Trần Thị Hải – nhân viên một công ty may ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thở dài thườn thượt.


    doanh nghiep det may thuong tet 70 cai quan dui
    Niềm hy vọng về một cái Tết “xôm” hơn mọi năm đã bị tắt ngóm.
    Quà Tết “nhà trồng được”
    Cũng theo chị Hải, nếu như năm trước, mỗi công nhân được thưởng một tháng lương thì năm nay do hàng bán không chạy nên công ty thưởng luôn…hàng ế cho nhân viên. Do vậy, mỗi người được nhận khoảng 70 chiếc…quần đùi, quần soóc nên chị Hải phải mang ra chợ nhờ bán. “Trời lạnh nên nếu được tặng quần áo rét thì còn dùng được chứ quần đùi thì…Tôi đã tặng họ hàng, bạn bè mỗi người vài cái nhưng vẫn không hết nên tiếc của phải mang đi bán. Thôi thì được đồng nào hay đồng ấy” – chị Hải than thở.
    Giống như công ty của chị Hải, do làm ăn khó khăn nên năm nay, thay vì thưởng Tết cho nhân viên bằng tiền, nhiều đơn vị quyết định thưởng bằng các sản phẩm “nhà trồng được” vừa để giải phóng hàng tồn kho, vừa đỡ được một khoản chi bằng tiền mặt. Không chỉ tặng đồ may mặc như quần áo, khăn tất, một số công ty còn tặng đường, miến, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm, nước ngọt, giỏ quà Tết, sữa, bánh kẹo…cho nhân viên. 
    Anh Nguyễn Văn Hùng – công nhân khu công nghiệp Sài Đồng, quận Long Biên cho biết, Tết này, công ty anh tặng mỗi công nhân 5 phiếu mua hàng tại siêu thị, mỗi phiếu trị giá 100.000 đồng. Tuy vậy, anh Hùng không dùng phiếu này đi mua hàng vì nghĩ trong siêu thị hàng hóa sẽ đắt hơn nên đành nhượng lại cho một người bạn với giá 480.000 đồng. Có lẽ họ tặng phiếu mua hàng của siêu thị để còn được hưởng % từ siêu thị đó” – anh Hùng chia sẻ.
    Bên cạnh những mặt hàng thiết yếu, một số đơn vị còn thưởng Tết cho nhân viên bằng vé xem phim, vé tàu xe, tăng ngày nghỉ. Thậm chí có công ty còn thưởng Tết cho nhân viên bằng…gạch xây dựng. Theo một số công nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, để giữ chân công nhân, một doanh nghiệp đã nghĩ ra một cách thưởng Tết rất lạ. Trong tháng lương cuối cùng của năm, mỗi công nhân sẽ bị giữ lại 200.000 đồng. Công ty sẽ  đưa công nhân về quê ăn Tết và đón lên làm việc bằng xe của công ty. 
    Số tiền của mỗi cá nhân sẽ được hoàn lại khi họ đi làm đúng hẹn. Chị Lê Thị Nhàn – một công nhân quê ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho biết: “Những người không về bằng xe của công ty thì không những không được thanh toán tiền tàu xe mà số tiền 200.000 đồng của họ cũng bị mất. Công ty thưởng Tết theo kiểu này chẳng khác nào làm khó công nhân. Một số người có ý định sau Tết sẽ chuyển chỗ làm khác nhưng vì tiếc tiền nên đành phải ở lại. Đúng là nhận thưởng Tết mà chẳng thấy vui chút nào”. 
    Do việc thưởng Tết bằng hiện vật là khá phổ biến nên trên nhiều trang web, tình trạng rao bán quà Tết cũng trở nên nhộn nhịp.  “Mình có chồng làm tại công ty dệt kim, đợt tết này được thưởng 700 đôi tất nam. Tất dày, rất ấm lại bền. Bạn nào có nhu cầu hãy gọi điện cho mình. Mình sẽ nhượng lại theo giá bán buôn”. Hoặc: “Mình được thưởng 15 thùng sữa, 2 tháng nữa hết hạn. Ai có nhu cầu mua mình sẽ bán với giá rất “mềm”, thấp hơn nhiều so với tại siêu thị, khoảng 450.000 đồng/thùng. Tiếp tục giảm giá với những người mua từ 2 thùng trở lên. Mua nhanh kẻo hết”. 

    Thưởng cho… xong chuyện
    Nói về chuyện thưởng Tết, ông Lê Đức Tuấn – nguyên cán bộ của Bộ Lao động, Thương Bình và Xã hội cho rằng, thưởng Tết bằng hiện vật hay tiền mặt thì cũng là thưởng, quan trọng là giá trị phần thưởng và thái độ của người đứng đầu cơ quan đó đối với nhân viên như thế nào. Đại đa số các đơn vị đều cho rằng, mức thưởng tối đa tương đương với một tháng lương cơ bản cho nhân viên là mức có thể chấp nhận được. 
    Việc thưởng Tết thường dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Việc thưởng Tết cho nhân viên do các đơn vị chủ động, họ có quyền không thưởng hoặc có quyền thưởng bằng chính sản phẩm mà họ làm ra. Tuy nhiên, thưởng Tết cho người lao động là cần thiết bởi nó không những có tác dụng rất lớn trong việc động viên người lao động, tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững giữa 2 bên mà còn góp phần làm tăng năng suất lao động. Đáng buồn là hiện nay, một số doanh nghiệp đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc thưởng Tết nên đã có quan điểm thưởng cho… xong chuyện. Đó là nguyên nhân chính khiến người lao động bỏ việc sau Tết.  
    Cũng theo ông Tuấn, có thể nói lương thưởng là yếu tố quan trọng nhất mà người lao động quan tâm khi quyết định vào làm việc tại một đơn vị nào đó. Và với họ, tiền thưởng Tết là một khoản thu nhập không nhỏ để chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầy đủ sung túc, là một khoản để tích lũy, để dành. Vì vậy, tiền thưởng là một trong những công cụ quan trọng trong việc sử dụng nhân sự mà các doanh nghiệp phải coi trọng. 
    Vào thời điểm cuối năm, doanh nghiệp nên nhìn nhận lại những đóng góp của người lao động trong năm qua để san sẻ lợi nhuận với họ một cách công khai, minh bạch. Có như vậy, người lao động mới có thể gắn bó lâu dài  với doanh nghiệp và các đơn vị này sẽ tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ cho việc môi giới và tuyển dụng lao động sau Tết.
    Theo Huệ Linh
    An ninh Thủ đô
    Nguồn: Doanh nghiệp dệt may thưởng tết... 70 cái quần đùi

    http://vietf.vn/2013/01/31/news-2.html

      Nguồn: news

      http://vietf.vn/2013/01/31/tap-doan-phillipines-dang-nam-giu-highlands-coffee-va-pho-24-la-ai-2.html

      Bạn có thể mua nhượng quyền, nhưng nếu chỉ mua nhượng quyền, bạn sẽ không thể vươn ra ngoài phạm vi trong nước.


      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      Khi nhắc tới đồ ăn nhanh (fastfood), người ta thường liên tưởng ngay tới nước Mỹ, thiên đường fastfood với những cái tên như McDonald’s, KFC, Pizza Huts,… Những thương hiệu này đã nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia và xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. 
      Ngay tại những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực lâu đời, nơi nhiều người đánh giá là fastfood không phù hợp với khẩu vị của người dân bản địa như Trung Quốc, Nhật Bản,…, những cửa hàng phục vụ kiểu Mỹ cũng giành chiến thắng vang dội.
      Tuy nhiên, vẫn có một tập đoàn Đông Nam Á đủ sức cạnh tranh với những ông lớn đến từ phía bên kia bán cầu. Cái tên JolliBee đến từ Phillipines đã cho người ta thấy, không chỉ người Tây mới giỏi làm đồ ăn nhanh.
      Khởi nghiệp từ người bán kem
      Ở Phillipines, cái tên Tony Tan Caktion được coi là một huyền thoại sống về tài kinh doanh. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, Tony Tan từ một ông chủ cửa hàng bán kem đã vươn lên trở thành một tỉ phú với hơn 2500 cửa hàng đồ ăn nhanh ở khắp mọi nơi trên thế giới.
       
      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      Tony Tan Caktion sinh năm 1947, là con thứ ba trong gia đình bảy anh em. Bố mẹ ông là người gốc Hoa di cư sang Phillipines với mong muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Bố Tony Tan nhờ tài nấu ăn của mình đã nuôi sống cả gia đình và kiếm đủ tiền cho ông theo học đại học ở Manila.
      Năm 1975, Tony Tan Caktion đã thuyết phục được gia đình đem hầu hết tiền tiết kiệm mua nhượng quyền lại hai cửa hàng bán kem. Công việc kinh doanh của ông diễn ra khá thuận lợi. Với tài quan sát tinh tế, Tony nhận ra nhiều người đến quán kem của ông còn có nhu cầu với các loại đồ ăn khác như gà rán, hamburger hay sandwich, và ông đã kết hợp bán cả những mặt hàng này trong cửa hàng của mình. 
      Đến năm 1978, sau khi có trong tay 6 cửa hàng kem, Tony tự hỏi: “Tại sao chúng ta không chuyển sang bán hamburger nhỉ?” Câu hỏi được đặt ra khi số lượng người đến hỏi mua đồ ăn nhanh ngày càng nhiều, đôi khi còn nhiều hơn cả đến ăn kem. 
      Câu hỏi của Tony Tan cũng đánh dấu thời điểm JolliBee ra đời. Ông cùng các thành viên trong gia đình đã nghĩ ra một biểu tượng dễ thương – sự kết hợp giữa một nhân vật hoạt hình của Disney và hình ảnh chú ong chăm chỉ để tạo nên cái tên JolliBee.
      Khi được hỏi tại sao ông không tiếp tục chọn cách mua nhượng quyền mà lại xây dựng một thương hiệu mới, Tony Tan trả lời: “Bạn có thể mua nhượng quyền, nhưng nếu chỉ mua nhượng quyền, bạn sẽ không thể phát triển ra ngoài phạm vi đất nước”. 
      Bản thân Tony Tan Caktion cũng không thể ngờ rằng hai mươi năm sau, cái tên JolliBee có thể giúp ông kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ kinh doanh nhượng quyền.
      Đánh bại những tập đoàn đa quốc gia
      Thời điểm JolliBee được thành lập, các tập đoàn đa quốc gia, điển hình là McDonald’s đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Phillipines. Tuy nhiên, JolliBee đã dễ dàng giành chiến thắng trước tập đoàn hùng mạnh này bởi theo Tony Tan, McDonald’s khá “ngây thơ”.
      “McDonald’s tốt ở tất cả mọi thứ, nhưng họ lại thiếu sự hiểu biết về văn hóa bản địa”, Tony Tan nhận định.
      Khả năng nắm vững văn hóa và khẩu vị của người dân bản địa là bí quyết giúp chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của JolliBee giành chiến thắng trước các tập đoàn đa quốc gia. JolliBee hiểu rõ những món ăn mà người Phillipines yêu thích như mì xào, spaghetti, hay thói quen ngửi đồ ăn trước khi dùng. Đặc biệt, đồ ăn của JolliBee có giá thành rẻ hơn nhiều so với McDonald’s. Hợp khẩu vị, hợp túi tiền là những yếu tố quyết định chiến thắng của JolliBee trên sân nhà trước các ông lớn đa quốc gia.
      Ngày nay, khi đến Phillipines, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy những cửa hàng của JolliBee ở khắp các nhà ga, trung tâm thương mại, các khu phố lớn. Với hơn 2000 cửa hàng, ngoài chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Jollibe, tập đoàn sở hữu khá nhiểu thương hiệu khác như Chowking, Greenwich, Red Ribborn,… và tham gia nhượng quyền Burger King. Các thành viên trong gia đình Tony Tan lần lượt nắm giữ công việc quản lý và vai trò chủ chốt trong công ty
      Bên ngoài Phillipines, Trung Quốc, Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông là các thị trường quan trọng của tập đoàn này.
      Doanh thu của tập đoàn này vẫn đang tăng đều qua các năm. Tổng kết quý 3/2012, doanh thu tại Phillipine tăng 9,6%, Trung Quốc tăng 26,5%, khu vực Đông Nam Á và Trung Đông tăng 24,7% và tại Mỹ – quê hương của đồ ăn nhanh, JolliBee cũng tăng trưởng 12,6%.
      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      Năm 2004, Tony Tan Caktion được tập đoàn tư vấn Ernst & Young bình chọn là doanh nghiệp thành công nhất thế giới. Với tổng tài sản hiện nay ước tính đạt 1,25 tỉ USD, Tony Tan Caktion hiện là một trong những người giàu nhất Philippines.
      Chiến lược ở Việt Nam
      Tại Việt Nam, JolliBee đã xuất hiện từ khá sớm. Cửa hàng đầu tiên được JolliBee mở tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1996. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thương hiệu này mới bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, JolliBee có khoảng 30 cửa hàng tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, đặc biệt là Tp Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, JolliBee vẫn chưa thực sự hiện diện khi chỉ có 2 cửa hàng ở Hà Đông. Nếu so với số lượng các cửa hàng của KFC (130 cửa hàng), Lotteria (133 cửa hàng) thì vẫn còn khá khiêm tốn.
      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      Tuy nhiên, tập đoàn này lại có thương vụ khá đình đám tại Việt Nam khi mua lại bộ phận kinh doanh tại Hồng Kông và 49% bộ phận kinh doanh tại Việt Nam của tập đoàn Quốc tế Việt Thái (VTI). VTI là tập đoàn nắm giữ nhiều chuỗi cửa hàng nổi tiếng với các thương hiệu như HighLands Coffee, Phở 24, Hard Rock Café tại Việt Nam, Ma cao và Hồng Kông.
      Giá trị của thương vụ (thực hiện qua công ty con của JolliBee là JolliBee Worldwide) là 25 triệu USD và VTI cũng sẽ nhận được khoản vay trị giá 35 triệu USD với lãi suất 5%/năm và đáo hạn vào năm 2016.
      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      JolliBee hiện đang nắm quyền khai thác thương hiệu Phở 24 và Highlands Coffee
      Việc mua lại cổ phần của VTI là một phần trong kế hoạch mua lại các doanh nghiệp cùng ngành ở châu Á và Mỹ của JolliBee nhằm mở rộng quy mô của tập đoàn này.
      JolliBee cho biết, bên cạnh việc tiếp tục phát triển chuỗi cà phê Highlands tại Việt Nam, họ sẽ đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của JolliBee trên toàn châu Á. Đây sẽ là giá trị gia tăng đáng kể cho JolliBee, khi cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận đạt chất lượng hàng đầu.
      Trang Lam
      Nguồn: Tập đoàn Phillipines đang nắm giữ Highlands Coffee và phở 24 là ai?

      http://vietf.vn/2013/01/31/ban-noi-chinh-tu-hoat-dong-tu-ngay-mai.html


      ban noi chinh tu hoat dong tu ngay mai
      Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Lê Anh Dũng

      Với hơn 80 nhân sự ban đầu, Ban Nội chính TƯ sẽ chính thức hoạt động kể từ ngày luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi có hiệu lực 1/2.

      Hôm nay (31/1), Ban Nội chính TƯ sẽ tiếp nhận con người, cơ sở vật
      chất từ Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng (PCTN).
      Trong khi đó, Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng do Tổng bí thư
      đứng đầu sẽ sớm ra mắt.

      Với hơn 80 nhân sự ban đầu, Ban Nội chính sẽ chính thức hoạt động,
      đầu tiên là với chức năng cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo TƯ về
      PCTN, kể từ ngày luật PCTN sửa đổi có hiệu lực 1/2.

      Việc tiếp nhận tổ chức, bộ máy, nhân sự từ Vụ Pháp luật và Vụ Nội
      chính – thuộc Văn phòng Trung ương – như quyết định của Bộ Chính trị, sẽ
      được triển khai sau đó.

      Cùng thời gian này, ngày 1/2, Ban Kinh tế TƯ sẽ nhận chuyển giao tổ
      chức, bộ máy, con người từ Vụ Kinh tế và Vụ Xã hội – thuộc Văn phòng
      Trung ương Đảng, tổng cộng hơn 30 người, để bắt đầu thực hiện chức năng
      là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành TƯ mà trực tiếp, thường xuyên là
      Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, các chính sách lớn thuộc lĩnh
      vực kinh tế – xã hội.

      Trước đó, để có xúc tiến các công việc, thủ tục hành chính chuẩn bị
      bước đầu về nhân sự, bộ máy cho hai ban này, trong lúc hai tân trưởng
      ban đều đang kiêm nhiệm chức vụ khác (Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá
      Thanh đang giữ chức Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng; Trưởng
      Ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ đang kiêm chức Bộ trưởng Tài chính), Ban
      Bí thư đã bổ nhiệm hai phó ban.

      Phó trưởng Ban Nội chính TƯ Phạm Anh Tuấn (TS luật) là khuôn mặt khá
      quen thuộc. Ông Tuấn nguyên là trưởng Ban Xây dựng pháp luật Văn phòng
      Chính phủ, tháng 12/2008 sang làm phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về
      PCTN.

      Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ Bùi Văn Thạch (TS kinh tế) là gương mặt khá
      mới. Ông Thạch từng qua chức vụ trưởng Vụ Thư ký, vụ trưởng Vụ Tổng hợp
      - Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 10/2008, ông được luân chuyển về làm
      phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho đến cuối tháng 4/2012 thì trở về
      làm phó Chánh Văn phòng Trung ương.

      Về cơ sở vật chất, trước mắt Ban Nội chính TƯ sẽ sử dụng nơi làm việc
      của Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về PCTN. Còn Ban Kinh tế TƯ thì tiếp tục sử
      dụng trụ sở làm việc của hai vụ Kinh tế, Xã hội.

      Chỉ đạo trực tiếp các công việc này, những ngày qua, Trưởng Ban Nội
      chính TƯ Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ đã có
      những buổi làm việc với các cơ quan, bộ phận có liên quan để chuẩn bị
      tiếp nhận bộ máy, con người…

      Theo các quyết định của Bộ Chính trị, lẽ ra các đề án về chuyển giao tổ
      chức, bộ máy, nhân sự phải hoàn thành trước. Nhưng do Ban Tổ chức TƯ
      chưa xây dựng xong nên trước mắt cứ tiến hành chuyển giao cơ học. Sau
      đó, hai ban mới sẽ cùng Ban Tổ chức TƯ rà soát lại nhân sự, ban hành các
      quy chế làm việc nội bộ, đưa hai cơ quan mới này vào hoạt động quy củ.

      Liên quan đến công tác tổ chức này, được biết Bộ Chính trị sẽ sớm ban
      hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo TƯ về PCTN theo mô hình mới, do
      Tổng bí thư làm trưởng ban, kịp lúc luật PCTN sửa đổi có hiệu lực. Dự
      kiến ngày 4/2, Ban chỉ đạo mới sẽ ra mắt, họp phiên đầu tiên, thể hiện
      sự nối tiếp, liên tục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN.

      Theo Pháp luật TP.HCM

      Nguồn: Ban Nội chính TƯ hoạt động từ ngày mai

      http://vietf.vn/2013/01/31/xem-xet-lo-trinh-ngung-ban-xang-ron-83.html

      KTĐT – Tại Công văn số 359/BCT-TTTN, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương xem xét, quyết định cụ thể thời điểm, lộ trình thích hợp việc đình chỉ nhập khẩu, sản xuất, lưu thông phân phối xăng không chì RON 83 trên thị trường.


      Nguồn: Xem xét lộ trình ngừng bán xăng RON 83

      http://vietf.vn/2013/01/31/xem-xet-lo-trinh-ngung-ban-xang-ron-83.html

      KTĐT – Tại Công văn số 359/BCT-TTTN, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương xem xét, quyết định cụ thể thời điểm, lộ trình thích hợp việc đình chỉ nhập khẩu, sản xuất, lưu thông phân phối xăng không chì RON 83 trên thị trường.


      Nguồn: Xem xét lộ trình ngừng bán xăng RON 83

      http://vietf.vn/2013/01/31/mien-thue-6-thang-cuoi-nam-cho-nguoi-co-thu-nhap-duoi-5-trieu-dong-thang.html

      KTĐT – Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có hướng dẫn quyết toán Thuế Thu nhập cá nhân năm 2012.


      Nguồn: Miễn thuế 6 tháng cuối năm cho người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng

      http://vietf.vn/2013/01/31/thu-tuong-chi-dao-khong-de-thieu-hang-sot-gia-trong-dip-tet.html

      KTĐT – Ngày 30/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có Công điện đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện đảm bảo nguồn cung hàng hóa; chất lượng an toàn thực phẩm; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.


      Nguồn: Thủ tướng chỉ đạo không để thiếu hàng, sốt giá trong dịp Tết

      http://vietf.vn/2013/01/31/tap-doan-phillipines-dang-nam-giu-highlands-coffee-va-pho-24-la-ai.html

      Bạn có thể mua nhượng quyền, nhưng nếu chỉ mua nhượng quyền, bạn sẽ không thể vươn ra ngoài phạm vi trong nước.


      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      Khi nhắc tới đồ ăn nhanh (fastfood), người ta thường liên tưởng ngay tới nước Mỹ, thiên đường fastfood với những cái tên như McDonald’s, KFC, Pizza Huts,… Những thương hiệu này đã nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia và xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. 
      Ngay tại những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực lâu đời, nơi nhiều người đánh giá là fastfood không phù hợp với khẩu vị của người dân bản địa như Trung Quốc, Nhật Bản,…, những cửa hàng phục vụ kiểu Mỹ cũng giành chiến thắng vang dội.
      Tuy nhiên, vẫn có một tập đoàn Đông Nam Á đủ sức cạnh tranh với những ông lớn đến từ phía bên kia bán cầu. Cái tên JolliBee đến từ Phillipines đã cho người ta thấy, không chỉ người Tây mới giỏi làm đồ ăn nhanh.
      Khởi nghiệp từ người bán kem
      Ở Phillipines, cái tên Tony Tan Caktion được coi là một huyền thoại sống về tài kinh doanh. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, Tony Tan từ một ông chủ cửa hàng bán kem đã vươn lên trở thành một tỉ phú với hơn 2500 cửa hàng đồ ăn nhanh ở khắp mọi nơi trên thế giới.
       
      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      Tony Tan Caktion sinh năm 1947, là con thứ ba trong gia đình bảy anh em. Bố mẹ ông là người gốc Hoa di cư sang Phillipines với mong muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Bố Tony Tan nhờ tài nấu ăn của mình đã nuôi sống cả gia đình và kiếm đủ tiền cho ông theo học đại học ở Manila.
      Năm 1975, Tony Tan Caktion đã thuyết phục được gia đình đem hầu hết tiền tiết kiệm mua nhượng quyền lại hai cửa hàng bán kem. Công việc kinh doanh của ông diễn ra khá thuận lợi. Với tài quan sát tinh tế, Tony nhận ra nhiều người đến quán kem của ông còn có nhu cầu với các loại đồ ăn khác như gà rán, hamburger hay sandwich, và ông đã kết hợp bán cả những mặt hàng này trong cửa hàng của mình. 
      Đến năm 1978, sau khi có trong tay 6 cửa hàng kem, Tony tự hỏi: “Tại sao chúng ta không chuyển sang bán hamburger nhỉ?” Câu hỏi được đặt ra khi số lượng người đến hỏi mua đồ ăn nhanh ngày càng nhiều, đôi khi còn nhiều hơn cả đến ăn kem. 
      Câu hỏi của Tony Tan cũng đánh dấu thời điểm JolliBee ra đời. Ông cùng các thành viên trong gia đình đã nghĩ ra một biểu tượng dễ thương – sự kết hợp giữa một nhân vật hoạt hình của Disney và hình ảnh chú ong chăm chỉ để tạo nên cái tên JolliBee.
      Khi được hỏi tại sao ông không tiếp tục chọn cách mua nhượng quyền mà lại xây dựng một thương hiệu mới, Tony Tan trả lời: “Bạn có thể mua nhượng quyền, nhưng nếu chỉ mua nhượng quyền, bạn sẽ không thể phát triển ra ngoài phạm vi đất nước”. 
      Bản thân Tony Tan Caktion cũng không thể ngờ rằng hai mươi năm sau, cái tên JolliBee có thể giúp ông kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ kinh doanh nhượng quyền.
      Đánh bại những tập đoàn đa quốc gia
      Thời điểm JolliBee được thành lập, các tập đoàn đa quốc gia, điển hình là McDonald’s đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Phillipines. Tuy nhiên, JolliBee đã dễ dàng giành chiến thắng trước tập đoàn hùng mạnh này bởi theo Tony Tan, McDonald’s khá “ngây thơ”.
      “McDonald’s tốt ở tất cả mọi thứ, nhưng họ lại thiếu sự hiểu biết về văn hóa bản địa”, Tony Tan nhận định.
      Khả năng nắm vững văn hóa và khẩu vị của người dân bản địa là bí quyết giúp chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của JolliBee giành chiến thắng trước các tập đoàn đa quốc gia. JolliBee hiểu rõ những món ăn mà người Phillipines yêu thích như mì xào, spaghetti, hay thói quen ngửi đồ ăn trước khi dùng. Đặc biệt, đồ ăn của JolliBee có giá thành rẻ hơn nhiều so với McDonald’s. Hợp khẩu vị, hợp túi tiền là những yếu tố quyết định chiến thắng của JolliBee trên sân nhà trước các ông lớn đa quốc gia.
      Ngày nay, khi đến Phillipines, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy những cửa hàng của JolliBee ở khắp các nhà ga, trung tâm thương mại, các khu phố lớn. Với hơn 2000 cửa hàng, ngoài chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Jollibe, tập đoàn sở hữu khá nhiểu thương hiệu khác như Chowking, Greenwich, Red Ribborn,… và tham gia nhượng quyền Burger King. Các thành viên trong gia đình Tony Tan lần lượt nắm giữ công việc quản lý và vai trò chủ chốt trong công ty
      Bên ngoài Phillipines, Trung Quốc, Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông là các thị trường quan trọng của tập đoàn này.
      Doanh thu của tập đoàn này vẫn đang tăng đều qua các năm. Tổng kết quý 3/2012, doanh thu tại Phillipine tăng 9,6%, Trung Quốc tăng 26,5%, khu vực Đông Nam Á và Trung Đông tăng 24,7% và tại Mỹ – quê hương của đồ ăn nhanh, JolliBee cũng tăng trưởng 12,6%.
      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      Năm 2004, Tony Tan Caktion được tập đoàn tư vấn Ernst & Young bình chọn là doanh nghiệp thành công nhất thế giới. Với tổng tài sản hiện nay ước tính đạt 1,25 tỉ USD, Tony Tan Caktion hiện là một trong những người giàu nhất Philippines.
      Chiến lược ở Việt Nam
      Tại Việt Nam, JolliBee đã xuất hiện từ khá sớm. Cửa hàng đầu tiên được JolliBee mở tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1996. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thương hiệu này mới bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, JolliBee có khoảng 30 cửa hàng tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, đặc biệt là Tp Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, JolliBee vẫn chưa thực sự hiện diện khi chỉ có 2 cửa hàng ở Hà Đông. Nếu so với số lượng các cửa hàng của KFC (130 cửa hàng), Lotteria (133 cửa hàng) thì vẫn còn khá khiêm tốn.
      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      Tuy nhiên, tập đoàn này lại có thương vụ khá đình đám tại Việt Nam khi mua lại bộ phận kinh doanh tại Hồng Kông và 49% bộ phận kinh doanh tại Việt Nam của tập đoàn Quốc tế Việt Thái (VTI). VTI là tập đoàn nắm giữ nhiều chuỗi cửa hàng nổi tiếng với các thương hiệu như HighLands Coffee, Phở 24, Hard Rock Café tại Việt Nam, Ma cao và Hồng Kông.
      Giá trị của thương vụ (thực hiện qua công ty con của JolliBee là JolliBee Worldwide) là 25 triệu USD và VTI cũng sẽ nhận được khoản vay trị giá 35 triệu USD với lãi suất 5%/năm và đáo hạn vào năm 2016.
      tap doan phillipines dang nam giu highlands coffee va pho 24 la ai
      JolliBee hiện đang nắm quyền khai thác thương hiệu Phở 24 và Highlands Coffee
      Việc mua lại cổ phần của VTI là một phần trong kế hoạch mua lại các doanh nghiệp cùng ngành ở châu Á và Mỹ của JolliBee nhằm mở rộng quy mô của tập đoàn này.
      JolliBee cho biết, bên cạnh việc tiếp tục phát triển chuỗi cà phê Highlands tại Việt Nam, họ sẽ đưa sản phẩm của Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của JolliBee trên toàn châu Á. Đây sẽ là giá trị gia tăng đáng kể cho JolliBee, khi cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận đạt chất lượng hàng đầu.
      Trang Lam
      Nguồn: Tập đoàn Phillipines đang nắm giữ Highlands Coffee và phở 24 là ai?