Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

http://vietf.vn/2013/01/01/niem-tin-moi.html

Linh Trung

(DĐDN) Là đội ngũ năng động sáng tạo nhất của nền kinh tế, doanh nhân, DN, thực sự đang bước vào thách thức mới, chu kỳ mới. Bước chuyển mình này ngoài ý thức tự thân của doanh nhân, rất cần hỗ trợ và chia sẻ của Chính phủ và cộng đồng, giúp họ tận dụng nhanh nhất cơ hội để thay đổi và phát triển. Chúng ta tin vào điều đó, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) chia sẻ với DĐDN.

niemtinmoi4a1 42b5b - Thưa Chủ tịch, nhiều chuyên gia, DN cho rằng hiện đang được xem là thời điểm mà DN nói riêng và môi trường kinh doanh VN đang trong lúc vô cùng khó khăn. Là cơ quan đại diện cho cộng đồng DN, doanh nhân, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này, những số liệu minh chứng cụ thể cho điều đó ?

Môi trường kinh doanh VN thực sự đang trong lúc vô cùng khó khăn. Thậm chí, đây là thời điểm khó khăn nhất kể từ khi VN thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế.

Các DN cũng nhìn nhận rất rõ thực trạng này. Những khảo sát gần đây của VCCI cho thấy, nếu như cuối năm ngoái, DN đặt kỳ vọng vào khả năng phục hồi của nền kinh tế vào cuối năm 2012, thì hiện tại, kỳ vọng này đang bị đẩy xa hơn.

Kết quả điều tra 8.200 DN dân doanh và hơn 1.500 DN đầu tư nước ngoài mới đây cho thấy rõ cảm nhận rất khó khăn, đầy áp lực đối với cộng đồng DN; mức độ lạc quan của DN đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005 đến nay. Kết quả điều tra của các năm trước đều cho thấy sự lạc quan về triển vọng kinh doanh luôn chiếm trên 70%, đã giảm xuống 47% trong năm 2011 và nay chỉ còn 33%.

Tính chung 2 năm 2011 và 2012, cả nước có khoảng 100 ngàn DN buộc phải rút khỏi thị trường qua các hình thức giải thể, phá sản, ngừng hoạt động… bằng 50% tổng số DN rút khỏi thị trường của cả 20 năm qua.

- DN, doanh nhân đã có giai đoạn tăng trưởng ấn tượng (đạt con số hơn 500.000 DN vào năm 2010) và cả nền kinh tế hào hứng với sự phát triển nhanh và mạnh đó. Vậy đâu là nguyên nhân chính xét ở góc độ môi trường kinh doanh cũng như khả năng, năng lực, tầm nhìn của từng DN để rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay?

Thực tế không thể phủ nhận, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài cùng những bất ổn vĩ mô liên tục đổ thêm gánh nặng lên vai những doanh nhân – người lính thời bình. Là người đi đầu trên mặt trận kinh tế, doanh nhân VN phải hứng chịu trọn vẹn những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng này.

Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, trong giai đoạn bùng nổ trước đây, có những doanh nhân đi quá nhanh, tận dụng các cơ hội kinh doanh từ điểm yếu của môi trường kinh doanh, đó là cơ chế xin cho, đó là thói quen kinh doanh bằng quan hệ… Nhiều đại gia, nhiều người khổng lồ đã xuất hiện cùng với sự tăng trưởng phi mã của thị trường bất động sản.

Bây giờ, chúng ta đang bước vào một giai đoạn khác, có thể nói là thời điểm thoái trào. Những doanh nhân chịu tác động mạnh nhất, tiêu cực nhất lại chính là những đại gia “chân đất sét”. Đi quá nhanh, những doanh nhân này đã bỏ qua những yếu tố căn bản nhất của kinh doanh, đó là quản trị, là tầm nhìn, là chiến lược phát triển bài bản… Họ thất bại khi thị trường đổi chiều là tất yếu. Song, điều đáng bàn là đi kèm với sự thất bại đó là những hệ lụỵ của thị trường, của xã hội… Hình ảnh của doanh nhân VN đã lại bị méo mó đi sau nhiều năm chúng ta chung tay xây dựng.

- Nhiều quan điểm cho rằng, sự “sàng người, lọc của” này, dù đau đớn nhưng cũng rất cần thiết, và với những DN thành công, vượt bão là do họ đã biết “tự cứu mình” trước khi “được cứu”. Quan điểm của Chủ tịch về vấn đề này?

niemtinmoi4a2 42b5b
Đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính là
một trong những hoạt động hỗ trợ thiết thực cho DN
 
Vào thời điểm này, khi mọi người đang kêu gọi sự sàng lọc trong giới DN, để tạo nên những thay đổi về chất, về quản trị, để VN có được những doanh nhân trí tuệ, sáng tạo trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, thì có lẽ môi trường chính sách, đầu tư cũng phải chuyển mình trước, để dẫn hướng cho sự thay đổi này của DN.

Tôi cũng muốn nói thêm là trong giai đoạn vừa qua, nhiều doanh nhân vẫn kiên định với chiến lược kinh doanh của mình, tìm kiếm những cơ hội thực sự bền vững trong sự khó khăn của DN khác. Thậm chí, có những doanh nhân tìm được hướng đi mới trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao…, những ngành gắn với nền kinh tế tri thức đang phát triển trên thế giới. Có nghĩa là, trong khó khăn, những nỗ lực thay đổi từ DN vẫn không ngừng. Tuy nhiên, điều mà nền kinh tế VN cần là những nỗ lực này nhanh chóng trở thành xu hướng. 

- Tuy nhiên, sự hậu thuẫn từ chính sách, môi trường kinh doanh vẫn luôn được xem là nền tảng gốc, cơ bản, lâu dài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đối với nền kinh tế, thưa Chủ tịch?

Theo dự báo của VCCI, trong vài năm tới, các DN VN vẫn tiếp tục khó khăn nên việc DN có thể vượt qua khó khăn, cũng như bứt phá tăng trưởng trở lại như thế nào phụ thuộc khá nhiều vào động thái chính sách và hành động quyết liệt của Chính phủ. Hiện nay, những chính sách mới của Chính phủ đang phát đi tín hiệu làm tăng lòng tin của cộng đồng DN- tin về bước chuyển biến đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng như những năm trước đây.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Nhà nước cần cố gắng đưa ra các chính sách thật ổn định, tránh làm tăng chi phí, gây thêm khó khăn cho DN. Đồng thời, trong chương trình cải cách DN đã đề ra, Nhà nước có thể rút bớt vốn ra khỏi các lĩnh vực không cần thiết và dùng một phần vốn này tập trung giải quyết các vấn đề đang là điểm nghẽn hiện nay như nợ xấu DN trong ngân hàng.

Ngoài ra, cũng cần kết hợp giữa hỗ trợ tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN thông qua việc tăng chất lượng các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư. Nếu trước đây chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của các DN VN thì nay, với điều kiện kinh tế khó khăn, việc nâng cao năng lực quản trị của các DN đang là yêu cầu quan trọng trong nền kinh tế.

- Ông có tin rằng, sau những thất bại lớn, doanh nhân VN sẽ vượt lên được chính mình?

Tôi tin chắc vào điều đó. Nhiều doanh nhân cũng đã chia sẻ với tôi niềm tin đó.

Tôi có quan điểm rằng, doanh nhân là đội ngũ năng động, sáng tạo nhất của nền kinh tế. Họ nhìn nhận rất rõ cơ hội và thách thức của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi từ tăng trưởng dựa trên thâm dụng tài nguyên, quan hệ sang giai đoạn tăng trưởng bằng năng suất, chất lượng. Họ cũng chính là những đối tượng nhanh nhạy với các cơ hội kinh doanh mới.

Tất nhiên, để thực sự tạo bước chuyển về chất cho đội ngũ doanh nhân VN, ngoài sự nỗ lực hướng tới chuyên nghiệp của mỗi doanh nhân, thì họ cần sự minh bạch rõ ràng trong môi truờng kinh doanh, sự định hướng của cơ chế chính sách…

Có nghĩa là cộng đồng doanh nhân rất cần sự hỗ trợ và chia sẻ của Chính phủ, của chính quyền địa phương. Khi đường lối rõ ràng, doanh nhân là người nhanh nhất tận dụng các cơ hội để thay đổi.

- Xin cám ơn Chủ tịch!

thực hiện

Nguồn: Niềm tin mới

http://vietf.vn/2013/01/01/niem-tin-moi.html

Linh Trung

(DĐDN) Là đội ngũ năng động sáng tạo nhất của nền kinh tế, doanh nhân, DN, thực sự đang bước vào thách thức mới, chu kỳ mới. Bước chuyển mình này ngoài ý thức tự thân của doanh nhân, rất cần hỗ trợ và chia sẻ của Chính phủ và cộng đồng, giúp họ tận dụng nhanh nhất cơ hội để thay đổi và phát triển. Chúng ta tin vào điều đó, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) chia sẻ với DĐDN.

niemtinmoi4a1 42b5b - Thưa Chủ tịch, nhiều chuyên gia, DN cho rằng hiện đang được xem là thời điểm mà DN nói riêng và môi trường kinh doanh VN đang trong lúc vô cùng khó khăn. Là cơ quan đại diện cho cộng đồng DN, doanh nhân, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này, những số liệu minh chứng cụ thể cho điều đó ?

Môi trường kinh doanh VN thực sự đang trong lúc vô cùng khó khăn. Thậm chí, đây là thời điểm khó khăn nhất kể từ khi VN thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế.

Các DN cũng nhìn nhận rất rõ thực trạng này. Những khảo sát gần đây của VCCI cho thấy, nếu như cuối năm ngoái, DN đặt kỳ vọng vào khả năng phục hồi của nền kinh tế vào cuối năm 2012, thì hiện tại, kỳ vọng này đang bị đẩy xa hơn.

Kết quả điều tra 8.200 DN dân doanh và hơn 1.500 DN đầu tư nước ngoài mới đây cho thấy rõ cảm nhận rất khó khăn, đầy áp lực đối với cộng đồng DN; mức độ lạc quan của DN đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005 đến nay. Kết quả điều tra của các năm trước đều cho thấy sự lạc quan về triển vọng kinh doanh luôn chiếm trên 70%, đã giảm xuống 47% trong năm 2011 và nay chỉ còn 33%.

Tính chung 2 năm 2011 và 2012, cả nước có khoảng 100 ngàn DN buộc phải rút khỏi thị trường qua các hình thức giải thể, phá sản, ngừng hoạt động… bằng 50% tổng số DN rút khỏi thị trường của cả 20 năm qua.

- DN, doanh nhân đã có giai đoạn tăng trưởng ấn tượng (đạt con số hơn 500.000 DN vào năm 2010) và cả nền kinh tế hào hứng với sự phát triển nhanh và mạnh đó. Vậy đâu là nguyên nhân chính xét ở góc độ môi trường kinh doanh cũng như khả năng, năng lực, tầm nhìn của từng DN để rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay?

Thực tế không thể phủ nhận, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài cùng những bất ổn vĩ mô liên tục đổ thêm gánh nặng lên vai những doanh nhân – người lính thời bình. Là người đi đầu trên mặt trận kinh tế, doanh nhân VN phải hứng chịu trọn vẹn những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng này.

Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, trong giai đoạn bùng nổ trước đây, có những doanh nhân đi quá nhanh, tận dụng các cơ hội kinh doanh từ điểm yếu của môi trường kinh doanh, đó là cơ chế xin cho, đó là thói quen kinh doanh bằng quan hệ… Nhiều đại gia, nhiều người khổng lồ đã xuất hiện cùng với sự tăng trưởng phi mã của thị trường bất động sản.

Bây giờ, chúng ta đang bước vào một giai đoạn khác, có thể nói là thời điểm thoái trào. Những doanh nhân chịu tác động mạnh nhất, tiêu cực nhất lại chính là những đại gia “chân đất sét”. Đi quá nhanh, những doanh nhân này đã bỏ qua những yếu tố căn bản nhất của kinh doanh, đó là quản trị, là tầm nhìn, là chiến lược phát triển bài bản… Họ thất bại khi thị trường đổi chiều là tất yếu. Song, điều đáng bàn là đi kèm với sự thất bại đó là những hệ lụỵ của thị trường, của xã hội… Hình ảnh của doanh nhân VN đã lại bị méo mó đi sau nhiều năm chúng ta chung tay xây dựng.

- Nhiều quan điểm cho rằng, sự “sàng người, lọc của” này, dù đau đớn nhưng cũng rất cần thiết, và với những DN thành công, vượt bão là do họ đã biết “tự cứu mình” trước khi “được cứu”. Quan điểm của Chủ tịch về vấn đề này?

niemtinmoi4a2 42b5b
Đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính là
một trong những hoạt động hỗ trợ thiết thực cho DN
 
Vào thời điểm này, khi mọi người đang kêu gọi sự sàng lọc trong giới DN, để tạo nên những thay đổi về chất, về quản trị, để VN có được những doanh nhân trí tuệ, sáng tạo trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, thì có lẽ môi trường chính sách, đầu tư cũng phải chuyển mình trước, để dẫn hướng cho sự thay đổi này của DN.

Tôi cũng muốn nói thêm là trong giai đoạn vừa qua, nhiều doanh nhân vẫn kiên định với chiến lược kinh doanh của mình, tìm kiếm những cơ hội thực sự bền vững trong sự khó khăn của DN khác. Thậm chí, có những doanh nhân tìm được hướng đi mới trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao…, những ngành gắn với nền kinh tế tri thức đang phát triển trên thế giới. Có nghĩa là, trong khó khăn, những nỗ lực thay đổi từ DN vẫn không ngừng. Tuy nhiên, điều mà nền kinh tế VN cần là những nỗ lực này nhanh chóng trở thành xu hướng. 

- Tuy nhiên, sự hậu thuẫn từ chính sách, môi trường kinh doanh vẫn luôn được xem là nền tảng gốc, cơ bản, lâu dài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đối với nền kinh tế, thưa Chủ tịch?

Theo dự báo của VCCI, trong vài năm tới, các DN VN vẫn tiếp tục khó khăn nên việc DN có thể vượt qua khó khăn, cũng như bứt phá tăng trưởng trở lại như thế nào phụ thuộc khá nhiều vào động thái chính sách và hành động quyết liệt của Chính phủ. Hiện nay, những chính sách mới của Chính phủ đang phát đi tín hiệu làm tăng lòng tin của cộng đồng DN- tin về bước chuyển biến đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng như những năm trước đây.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Nhà nước cần cố gắng đưa ra các chính sách thật ổn định, tránh làm tăng chi phí, gây thêm khó khăn cho DN. Đồng thời, trong chương trình cải cách DN đã đề ra, Nhà nước có thể rút bớt vốn ra khỏi các lĩnh vực không cần thiết và dùng một phần vốn này tập trung giải quyết các vấn đề đang là điểm nghẽn hiện nay như nợ xấu DN trong ngân hàng.

Ngoài ra, cũng cần kết hợp giữa hỗ trợ tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN thông qua việc tăng chất lượng các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư. Nếu trước đây chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của các DN VN thì nay, với điều kiện kinh tế khó khăn, việc nâng cao năng lực quản trị của các DN đang là yêu cầu quan trọng trong nền kinh tế.

- Ông có tin rằng, sau những thất bại lớn, doanh nhân VN sẽ vượt lên được chính mình?

Tôi tin chắc vào điều đó. Nhiều doanh nhân cũng đã chia sẻ với tôi niềm tin đó.

Tôi có quan điểm rằng, doanh nhân là đội ngũ năng động, sáng tạo nhất của nền kinh tế. Họ nhìn nhận rất rõ cơ hội và thách thức của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi từ tăng trưởng dựa trên thâm dụng tài nguyên, quan hệ sang giai đoạn tăng trưởng bằng năng suất, chất lượng. Họ cũng chính là những đối tượng nhanh nhạy với các cơ hội kinh doanh mới.

Tất nhiên, để thực sự tạo bước chuyển về chất cho đội ngũ doanh nhân VN, ngoài sự nỗ lực hướng tới chuyên nghiệp của mỗi doanh nhân, thì họ cần sự minh bạch rõ ràng trong môi truờng kinh doanh, sự định hướng của cơ chế chính sách…

Có nghĩa là cộng đồng doanh nhân rất cần sự hỗ trợ và chia sẻ của Chính phủ, của chính quyền địa phương. Khi đường lối rõ ràng, doanh nhân là người nhanh nhất tận dụng các cơ hội để thay đổi.

- Xin cám ơn Chủ tịch!

thực hiện

Nguồn: Niềm tin mới

http://vietf.vn/2013/01/01/samsung-ra-man-hinh-cam-ung-tuong-thich-windows-8.html

samsunglcd jpg 1357016318 500x0
Series 7 Touch SC770.

Samsung hôm qua kết thúc năm 2012 bằng việc ra mắt bộ đôi màn hình mới thuộc dòng Series 7 Touch là SC770 và Series 7 thường model SC750. Model đầu tiên sở hữu kích thước 24 inch hỗ trợ cảm ứng đa điểm cho Windows 8 mới cùng độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel với góc nhìn rộng 178 độ. SC770 cũng có bản lề cho phép nghiêng góc 60 độ giúp người dùng có thể thao tác cảm ứng tiện lợi, 

Trong khi đó, màn hình SC750 có kích thước 27 inch nhưng không hỗ trợ cảm ứng. Thiết bị cũng có độ phân giải đạt chuẩn Full HD 1.920 x 1.080 pixel và bản lề xoay 90 độ để sử dụng ở cả hai chế độ ngang và dọc. 

samtouchlcd jpg 1357016318 500x0
Samsung Series 7 SC750.

Cả hai sản phẩm sẽ được Samsung giới thiệu tại triển lãm CES 2013 và bán ra thị trường vào quý đầu tiên năm 2013. Giá bán của cả hai hiện chưa được tiết lộ. 

Minh Phương

Nguồn: Samsung ra màn hình cảm ứng tương thích Windows 8

http://vietf.vn/2013/01/01/samsung-ra-man-hinh-cam-ung-tuong-thich-windows-8.html

samsunglcd jpg 1357016318 500x0
Series 7 Touch SC770.

Samsung hôm qua kết thúc năm 2012 bằng việc ra mắt bộ đôi màn hình mới thuộc dòng Series 7 Touch là SC770 và Series 7 thường model SC750. Model đầu tiên sở hữu kích thước 24 inch hỗ trợ cảm ứng đa điểm cho Windows 8 mới cùng độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel với góc nhìn rộng 178 độ. SC770 cũng có bản lề cho phép nghiêng góc 60 độ giúp người dùng có thể thao tác cảm ứng tiện lợi, 

Trong khi đó, màn hình SC750 có kích thước 27 inch nhưng không hỗ trợ cảm ứng. Thiết bị cũng có độ phân giải đạt chuẩn Full HD 1.920 x 1.080 pixel và bản lề xoay 90 độ để sử dụng ở cả hai chế độ ngang và dọc. 

samtouchlcd jpg 1357016318 500x0
Samsung Series 7 SC750.

Cả hai sản phẩm sẽ được Samsung giới thiệu tại triển lãm CES 2013 và bán ra thị trường vào quý đầu tiên năm 2013. Giá bán của cả hai hiện chưa được tiết lộ. 

Minh Phương

Nguồn: Samsung ra màn hình cảm ứng tương thích Windows 8

http://vietf.vn/2013/01/01/giai-ma-hau-truong-taxi-mai-linh.html

Những gì đã thấy về Mai Linh mới chỉ là phần nổi của tảng băng.

giai ma hau truong taxi mai linh

Nợ nần của Mai Linh có lẽ là câu chuyện nổi bật nhất trên báo giới trong những ngày cuối cùng của năm 2012. Đã có rất nhiều bài viết mổ xẻ những vấn đề như Mai Linh thua lỗ do đầu tư vào bất động sản, hay họ đang tính chuyện bán xe để trả nợ cho 800 nhà đầu tư. Nhưng đó mới chỉ là bề ngoài.

Thực tế, Mai Linh rơi vào hoàn cảnh như hiện nay không chỉ do đầu tư đa ngành mà đến từ sai lầm trong cấu trúc cũng như cách vận hành doanh nghiệp. Con số nợ 500 tỉ đồng với 800 nhà đầu tư cũng chỉ là một phần nhỏ bé trong tổng số nợ vô cùng lớn của doanh nghiệp vận tải này. Và một vấn đề khác được đặt ra là có cách nào cứu được Mai Linh hay không.

Sai lầm toàn diện

Đầu tư đa ngành, đặc biệt là vào bất động sản, được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ nần của Mai Linh. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 của Mai Linh, tài sản dài hạn là bất động sản đầu tư chỉ có 194 tỉ đồng. Đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là vào các công ty liên kết, cũng chỉ 201 tỉ đồng.

Đối với một doanh nghiệp có tổng tài sản trên 5.000 tỉ đồng thì đầu tư ngoài ngành chưa đến 500 tỉ là một con số không lớn. Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Tập đoàn Mai Linh, cũng cho biết 95% tài sản của Mai Linh là dành cho ngành vận tải. Vậy bản chất của vấn đề nằm ở đâu?

Sai lầm nằm ở chiến lược kinh doanh và cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp này.

Là người dẫn đầu thị trường, Mai Linh chọn chiến lược bao phủ toàn quốc, mở rộng ra các tỉnh thành nhằm đón đầu xu hướng gia tăng nhu cầu đi lại bằng taxi. Đây là chiến lược đúng đắn nhưng theo ông Đỗ Thanh Năm, Chủ tịch Hội Đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Chiến lược Win Win, Mai Linh đã bỏ qua 2 yếu tố quan trọng. Đó là chọn đúng thời gian và khu vực để triển khai.

Thực tế nhu cầu đi lại bằng taxi chỉ bùng nổ ở các đô thị lớn và chỉ những khu vực này taxi mới đạt hiệu suất cao. Trong khi đó, tại những tỉnh thành có nhu cầu đi lại thấp Mai Linh vẫn tập trung đầu tư số đầu xe quá mức cần thiết, khiến hiệu suất khai thác taxi thấp dẫn đến thua lỗ.

“Công ty mẹ Mai Linh rót vốn vào gần 60 công ty con khắp cả nước, với tổng số vốn hàng ngàn tỉ đồng. Những năm qua các công ty con này chỉ trả cổ tức cho công ty ở mức 3-5%/năm, trong khi lãi suất Mai Linh vay từ người dân lên đến 18-25%/năm. Phần chênh lệch lãi suất này khiến chúng tôi lỗ nặng”, ông Hồ Huy thừa nhận.

Chiến lược của Mai Linh còn sai lầm hơn khi tự tay dâng miếng bánh thị phần ở 2 thị trường lớn nhất cho 2 đối thủ, ở TP.HCM là Vinasun và ở Hà Nội là TaXiGroup. Phân tích Vinasun cho thấy, là kẻ đi sau Vinasun đã có chiến lược cạnh tranh rất hợp lý. Đó là phát triển theo kiểu tập trung hóa, khai thác tối đa thị trường tại các đô thị lớn phía Nam có nhu cầu đi lại bằng taxi cao.

“Nếu Mai Linh chỉ tập trung vào taxi thì bây giờ chắc sẽ thắng lớn, Vinasun khó có thể theo kịp”, ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinasun, thừa nhận.

Song song với chiến lược dàn trải, Mai Linh còn mắc sai lầm trong cấu trúc hoạt động doanh nghiệp. Mai Linh tổ chức doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ – con theo từng khu vực và các công ty cháu tại từng tỉnh, thành. Thậm chí tại một tỉnh thành còn có nhiều công ty con. Nổi bật là tại TP.HCM, họ có tới 20 công ty con. Cách tổ chức này đã tạo ra bộ máy hành chính cồng kềnh, khó kiểm soát, do bộ phận lao động gián tiếp phình to so với bộ phận lao động trực tiếp là các tài xế. Kết quả là chi phí quản lý hành chính tăng cao, vì công ty thành viên nào cũng cần một phòng nhân sự, một phòng kế toán và nhiều vị trí hành chính khác không trực tiếp tạo ra doanh thu cho tổ chức.

Tái cấu trúc: Nan giải tài chính

Tái cấu trúc luôn là phương cách được các chuyên gia “khuyên dùng” khi doanh nghiệp gặp sự cố hay khó khăn. Tuy nhiên, tái cơ cấu như thế nào khi sức khỏe đã suy kiệt như Mai Linh là chuyện không dễ dàng.

Tái cấu trúc gồm nhiều hoạt động đa dạng, tuy nhiên, có thể chia làm 3 hướng tái cấu trúc cơ bản là tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc chiến lược và tái cấu trúc tài chính. Trọng tâm của tái cấu trúc hoạt động trước hết đặt vào việc đảm bảo khả năng tồn tại trong ngắn hạn của công ty, bằng cách hành động nhanh chóng nhằm gia tăng lượng tiền mặt và cải thiện kết quả kinh doanh. Trong khi đó, tái cấu trúc chiến lược đòi hỏi sự thay đổi chiến lược kinh doanh và mang tính dài hạn.

Theo những thông tin được ông Hồ Huy đưa ra tại buổi họp báo hôm 22.12, Mai Linh đang quyết tâm thực hiện cả tái cấu trúc hoạt động cũng như chiến lược. Cụ thể như công ty con tại các tỉnh sẽ chuyển thành chi nhánh trực thuộc, bán bớt tài sản là bất động sản, sử dụng trụ sở thuê, sắp xếp lại công việc, giúp tiết kiệm chi phí và có nguồn tiền xoay xở trong bối cảnh hiện nay.

Ông Huy cũng cho biết sẽ cắt những chuyến vận tải đường dài bị thua lỗ; những chuyến có lãi sẽ chuyển cho nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên nhằm thoái vốn để đầu tư cho hoạt động taxi. Hoạt động kinh doanh taxi sẽ được cơ cấu lại theo hướng tập trung vào 2 thị trường trọng yếu là Hà Nội và TP.HCM.

Quay lại lĩnh vực taxi có lẽ là giải pháp khả thi nhất, vì thực tế đây là lĩnh vực mạnh nhất và có lãi nhất của Mai Linh. Trong 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu từ dịch vụ taxi của công ty này đạt 1.137 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu xấp xỉ 1.500 tỉ đồng, trong khi giá vốn của dịch vụ taxi là 782 tỉ đồng.

“Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, uy tín và thương hiệu đảm bảo sự sống còn. Mai Linh có thể mất uy tín những lĩnh vực khác nhưng taxi vẫn được người tiêu dùng nghĩ đến. Tôi nghĩ Mai Linh chỉ còn có cửa này”, ông Đỗ Hòa, Tổng Giám Đốc Công ty Tư vấn IME Việt Nam, nhận định.

Tuy nhiên, hiện nay các thị trường taxi lớn đều rơi vào tay của Vinasun và việc lấy lại thị phần từ đối thủ này là không dễ. Vinasun đang có rất nhiều thuận lợi, trong khi Mai Linh còn rất nhiều điều phải giải quyết, đặc biệt là câu chuyện tái cấu trúc tài chính.

Tái cấu trúc tài chính là việc thực hiện các biện pháp để đẩy lùi tình trạng mất khả năng thanh toán và đảm bảo khả năng tồn tại của công ty. Mục tiêu tái cấu trúc tài chính trong trung và dài hạn là nhằm thiết lập lại cấu trúc vốn vững chắc và lành mạnh. Đây là điều kiện tiên quyết cho quá trình tái cấu trúc bền vững.

Theo ông Đỗ Thanh Năm, năng lực, sự quyết đoán và sẵn sàng cho thay đổi của ban lãnh đạo cấp cao nhất của Mai Linh quyết định 85% cho khả năng tái cấu trúc thành công. Tuy nhiên với vấn đề tài chính, năng lực và sự quyết đoán thôi cũng là chưa đủ.

Chuyện nợ nần của Mai Linh được giới truyền thông khai thác gần đây đều xoay quanh các chủ nợ cá nhân. Khoản nợ này, theo Mai Linh, là khoảng 800 người với 500 tỉ đồng. Tuy nhiên, đây không phải là khoản nợ duy nhất. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, tổng nợ của tập đoàn này lên đến 4.703 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 2.195 tỉ đồng và dài hạn là 2.507 tỉ đồng. Số nợ này lớn gấp 10 lần vốn chủ sở hữu của Mai Linh (kết thúc năm 2011 vốn chủ sở hữu của Mai Linh là 504 tỉ đồng).

Tính đến thời điểm 30.6.2012, trong cơ cấu nguồn vốn gần 5.580 tỉ đồng của Mai Linh, nợ phải trả đã chiếm 4.690 tỉ đồng, tương đương 84%. Chỉ tính riêng khoản vay dài hạn từ ngân hàng con số đã lên đến hơn 830 tỉ đồng, vay ngắn hạn hơn 300 tỉ đồng với lãi suất 17-21%/năm. Chưa kể Mai Linh còn vay tín chấp các đối tượng khác 685 tỉ đồng, lãi suất 18-25%/năm.

Với số nợ này thì chỉ sau vài năm làm ăn không hiệu quả, số vốn chủ sở hữu 504 tỉ đồng của Mai Linh chỉ mới đủ trả lãi. Khả năng này là hoàn toàn có thể xảy ra khi trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2012, chi phí lãi vay của Mai Linh là hơn 272 tỉ đồng, tương đương 67% lợi nhuận gộp. 6 tháng đầu năm nay, Mai Linh tiếp tục lỗ gần 29 tỉ đồng, lỗ lũy kế của Công ty tiếp tục tăng lên 469 tỉ đồng

Hiện tại, để trả nợ cho các nhà đầu tư cá nhân, Mai Linh đang tính đến việc bán bớt bất động sản và tài sản. Thị trường bất động sản vẫn trong cơn bạo bệnh nên thoái vốn khỏi lĩnh vực này là khó khả thi. Vì vậy, theo kế hoạch, Mai Linh sẽ bán hơn 1.000 xe, giá trị mỗi xe dao động từ 150-400 triệu đồng. Như vậy, tập đoàn này sẽ thu về được 200-300 tỉ đồng. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ mua.

Trong một lần trả lời phỏng vấn NCĐT mới đây, khi được hỏi Vinasun có chiến lược mua lại Mai Linh hay không, Chủ tịch Vinasun Đặng Phước Thành cho biết, ông sẽ không mua lại doanh nghiệp hay mua lại xe mà chỉ mua thương quyền. “Nếu Mai Linh bán 1.000 thương quyền với giá rẻ thì Vinasun sẽ mua”, ông Thành nói.

Giả định như trong trường hợp tốt nhất là Mai Linh có thể bán được xe, bán được đất để trả khoản nợ 500 tỉ đồng thì các khoản nợ còn lại, chủ yếu là với các tổ chức tín dụng, thì sao? Rõ ràng Mai Linh đang hoạt động không hiệu quả, nên khả năng khủng hoảng nợ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Cơ cấu lại nợ, chuyển nợ thành vốn góp có lẽ là giải pháp tối ưu cho Mai Linh để tái cấu trúc tài chính, nếu không muốn phải bán công ty. Tuy nhiên, liệu các chủ nợ lớn của Mai Linh là ngân hàng MB và BIDV có chịu tham gia phương án này không là chuyện khác. Không phải ai cũng may mắn như Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An khi chủ nợ Habubank đồng ý trở thành cổ đông.

Chủ tịch Mai Linh kêu gọi nhân viên “tiếp máu”

Trong thông báo chính thức Mai Linh vừa gửi báo giới chiều 28.12, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Mai Linh chính thức phát động phong trào “tiếp máux” như một giải pháp ngắn hạn, có tính chất tức thời, cấp bách giúp Công ty tháo gỡ khó khăn.

Cụ thể, Mai Linh kêu gọi các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống Mai Linh sẽ đóng góp một ngày doanh thu (ngày 1.1.2013), cán bộ lãnh đạo tự nguyện giảm lương…

Lãnh đạo Công ty cũng kêu gọi cán bộ – nhân viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt tự nguyện đóng góp ngoài lương tùy khả năng, điều kiện, cho vay tiền nhàn rỗi không lấy lãi.

Ngoài ra, Chủ tịch Mai Linh còn “thiết tha” kêu gọi sự hỗ trợ của Nhà nước để “đảm bảo đời sống cho 28 ngàn người lao động”.

Theo NCĐT

Nguồn: Giải mã hậu trường Taxi Mai Linh

http://vietf.vn/2013/01/01/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-ky-vong-vao-nam-2013.html

Những rắc rối của MB24, Nhóm Mua… là điển hình cho khó khăn của thương mại điện tử Việt Nam năm 2012. Dù vậy, các chuyên gia vẫn nhận định năm 2013 sẽ xuất hiện thời cơ tốt để lĩnh vực này “cất cánh”.

thuong mai dien tu viet nam ky vong vao nam 2013 Dù nhiều khó khăn trong năm 2012, thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn được các chuyên gia nhận định phát triển tốt năm 2013. Ảnh: Anh Quân
Theo một số chuyên gia, 2012 được xem là năm khó khăn nhất trong 20 năm của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp bán lẻ gặp nhiều khó khăn, vừa cắt giảm chi phí đầu tư và nhân lực, vừa phải tính chuyện mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc xây dựng và cải thiện chất lượng website, từng bước xem đây là kênh quan trọng, hiệu quả và tiết kiệm để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và chăm sóc khách hàng.
Công nghệ phát triển với sự bùng nổ của mạng xã hội và thiết bị di động góp phần đẩy mạnh các giao dịch và đưa nhà cung cấp đến gần với khách hàng hơn. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số trên di động trong nước đang tập trung vào các giải pháp thanh toán và tiếp thị qua mobile. Theo chuyên gia nhận định, thị trường này hứa hẹn tăng trưởng tốt và sẽ có nhiều bất ngờ trong thời gian sắp tới.
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhận xét năm 2012 thương mại điện tử đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi tại nhiều lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ngày càng lớn mạnh so với trước. “Nguồn này bao gồm lực lượng lao động tại các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng thành thạo tìm kiếm thông tin và mua sắm trực tuyến”, ông Hưng cho biết.
Trong năm 2012, hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ các cơ quan Nhà nước cũng có những tiến bộ đáng kể, giúp thuận lợi hóa thương mại và giảm chi phí kinh doanh. Các văn bản pháp quy về thương mại điện tử cũng được hoàn thiện.
Sau thời gian dài đầu tư vào Việt Nam một cách gián tiếp, các công ty nước ngoài bắt đầu đổ tiền trực tiếp vào lĩnh vực này trong năm 2012. Qua đó, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng tăng cao hơn. Một vài đơn vị lợi dụng danh nghĩa thương mại điện tử để kinh doanh đa cấp không lành mạnh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và thương mại điện tử.
Lĩnh vực kinh doanh trực tuyến trở nên “đình đám” hơn trong năm 2012 qua một số sự cố chính là các công ty bán hàng đa cấp trá hình thương mại điện tử để lừa đảo (như Diamond Holiday, Muaban24,…) và sự rạn nứt của ngành công nghiệp mua hàng theo nhóm (điển hình là Deal Sốc, Nhóm Mua,…).
Nổi cộm của trò lừa bán hàng đa cấp online 2012 là công ty cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (Muaban24 hay MB24). Theo điều tra ban đầu, mạng lưới của MB24 đã phát triển tới hơn 100.000 gian hàng, có dấu hiệu chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng. Lúc này, MB24 đã vươn “vòi bạch tuộc” của mình đến hơn 20 tỉnh thành trên cả nước, với trên 50 chi nhánh.
Cuối năm 2011, ngành kinh doanh online của Việt Nam rộ lên mô hình mua theo nhóm (Groupon) dù đã có mặt ở nước ta từ cuối 2010, bên cạnh các sàn giao dịch điện tử với hình thức rao vặt thông thường. Sự phát triển quá “nóng” khiến những điểm hạn chế, bất cập của mô hình này trên thế giới nhanh chóng bộc lộ tại một số doanh nghiệp Việt Nam. Điển hình là công ty Nhóm Mua khi đơn vị này phải đóng cửa trong thời gian dài vì những lục đục nội bộ. Ngoài ra, Deal Sốc cũng là trường hợp tương tự khi đột ngột “biến mất”.
CEO của một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này là mô hình thương mại điện tử đang bị lạm dụng, bóp méo bởi các nhà cung cấp xấu. Nói về sự cố của mô hình Groupon, ông nhận xét: “Các website bán hàng ngoài việc không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, còn lạm dụng tiền trả chậm cho nhà cung cấp để dùng cho quảng cáo, dẫn đến mất khả năng thanh khoản, kết quả là đổ vỡ công ty”.
Trong khi đó giới chuyên gia lại nhìn thấy cái lợi từ chính những sự cố trên. “Việc này sẽ sàng lọc được các doanh nghiệp không phù hợp, lại có tính giáo dục cho khách hàng về thương mại điện tử”, một chuyên gia khẳng định. Người này cũng nhận định thương mại điện tử sau những khó khăn sẽ phát triển tốt hơn trong năm 2013.
Đánh giá về thương mại điện tử trong năm 2012, ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban truyền thông của VECOM nói: “Năm 2012 đã xây dựng hoàn thiện được hệ thống hệ tầng cho thương mại điện tử, có thể nói gần như theo kịp tiến bộ của thế giới”. Hiện các mô hình hay công cụ hỗ trợ như rao vặt, sàn giao dịch, website bán lẻ trực tuyến, mua theo nhóm, giải pháp thanh toán online, vận chuyển,… đều có tại thương mại điện tử Việt Nam.
thuong mai dien tu viet nam ky vong vao nam 2013
Nhóm Mua là cái tên điển hình cho những rắc rối của mô hình Groupon tại Việt Nam năm 2012. Ảnh: Anh Quân
Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế khi lĩnh vực bị lạm dụng gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vấn đề sức mua yếu cũng trở thành nhược điểm còn tồn tại. Theo ước tính, thương mại điện tử mới chiếm 0,3 đến 0,5% tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá mức này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khi có hơn 31 triệu người Việt sử dụng Internet, chiếm 35,5% dân số.
Nhiều dự báo cho rằng năm 2013 kinh tế thế giới cũng như Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn về chiều sâu, tái cấu trúc để bắt nhịp với nền kinh tế số. “Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử là một hướng đi phù hợp với doanh nghiệp”, Tổng thư ký VECOM nhận xét.
Còn theo ông Nguyễn Hòa Bình, với cảnh kinh doanh truyền thống ngày càng khó khăn, các doanh nghiệp tự khắc tìm đường lên mạng để bán hàng. “Đây là xu thế tất yếu không thể thay đổi. Trong 5 năm nữa, doanh nghiệp nào không có mảng online tốt sẽ khó cạnh tranh”. Bên cạnh đó, trước hiện trạng quyền lợi người tiêu dùng bị xâm hại, xu hướng nhờ bên thứ ba có uy tín làm chứng thực sẽ trở nên phổ biến hơn.
Trưởng ban truyền thông VECOM cho rằng, năm 2013 các vấn đề vận chuyển hàng hóa sẽ trở nên nóng hơn đối với mọi website bán hàng trực tuyến, đòi hỏi sự ra đời và khâu chuẩn bị tốt từ các dịch vụ chuyển phát và logistic mang tính chất chuyên nghiệp hơn.
Mua hàng theo nhóm cũng được dự báo sẽ điều chỉnh sang mô hình các sàn giao dịch khuyến mại giảm giá. Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tự đăng khuyến mại và chịu mọi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Người tiêu dùng cũng có tiếng nói hơn khi được đánh giá thương hiệu của nhà cung cấp sau khi sử dụng chương trình ưu đãi.
Ngoài vấn đề kinh doanh trong nước, ông Bình cũng đề cập đến mua bán lẻ xuyên biên giới như một hướng đi trong tương lai của thương mại trực tuyến. “Nội dung này đang chiếm 20% thương mại điện tử toàn thế giới. Việc mua bán bất kỳ sản phẩm có chất lượng nào với giá hời hoặc không có ở Việt Nam đã và sẽ đi sâu hơn nữa vào cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng”, ông nhận định.
Thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 và phát triển khá nhanh trong 12 năm qua. Tuy nhiên, do thiếu số liệu thống kê toàn diện và tin cậy nên vẫn chưa có sự thống nhất trong việc đánh giá tình hình phát triển của thương mại điện tử trên phạm vi cả nước và từng địa phương.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, thực hiện với 3193 doanh nghiệp (89% có quy mô vừa và nhỏ), 42% đơn vị cho biết đã xây dựng website thương mại điện tử riêng. Tỷ lệ các doanh nghiệp chấp nhận đặt hàng qua website là 29%.
Theo Anh Quân
Vnexpress
Nguồn: Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng vào năm 2013

http://vietf.vn/2013/01/01/nhung-cung-bac-cam-xuc-cua-xuat-sieu.html

Nhìn lại các mốc “tròn” càng trân trọng cột mốc xuất khẩu (XK) 100 tỷ USD. Từ ngày cả nước thống nhất đến năm 1988, XK mới vượt mốc 1 tỷ USD. Sau 11 năm – 1999 mới vượt 10 tỷ USD, từ đó lên 100 tỷ USD chỉ 13 năm.

Xuất khẩu năm 2012 ước đạt 114,6 tỷ USD, so với năm 2011 tăng 18% (mục tiêu 13%) tương đương 18 tỷ USD. Chỉ riêng mức tăng trị số tuyệt đối nói trên đã suýt soát tổng kim ngạch XK 2 năm 1997 (9,1 tỷ USD) + năm 1998 (9,3 tỷ USD). Trong bối cảnh khó khăn thì kết quả XK của 2012 tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc, đậm nét với 2 điểm sáng: Lần đầu tiên vượt một cách đĩnh đạc mốc 100 tỷ USD và cũng lần đầu tiên sau 20 năm xuất siêu (XS).

Bức tranh toàn diện

Điều ghi nhận đầu tiên là các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, cao su với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng được cải thiện, duy trì vị thế cao trên thương trường quốc tế.

Năm 2012 ước XK được 8 triệu tấn gạo, thứ 2 thế giới sau Ấn Độ. Gạo Việt Nam được ưa chuộng vì gặt hái xong bán liền, thiên hạ luôn được “ăn cơm mới”. Cà phê đã vượt qua Brazil, Colombia giành ngôi đầu. Hạt tiêu vẫn giữ ngôi “quán quân” thế giới, chiếm khoảng 40 -50% lượng hồ tiêu giao dịch toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản suất cao su thiên nhiên và đứng thứ 4 về XK cao su.

Năm 2012 có 22 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong khi năm 2000 chỉ có 4 mặt hàng. Năm đó dầu thô đứng đầu chỉ có 3,5 tỷ USD, đến năm 2012 đứng đầu là dệt may đạt 15 tỷ USD.

Như vậy, không chỉ vượt trội về số lượng gương mặt mà từng gương mặt đều sáng giá. Sự tăng trưởng các mặt hàng thuộc khối nông nghiệp – nông thôn, đã khiến cho khối này suất siêu tới 10 tỷ USD.

Trong số những gương mặt “sáng sủa”, mặt hàng công nghệ chế biến ghi một điểm vàng khi tăng trưởng cao, thậm chí máy ảnh, máy quay phim và linh kiện bằng 2,5 lần 2011.

Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2012 là 64,4% trong tổng kim ngạch XK. Theo đà này, lộ trình thực hiện mục tiêu trong Chiến lược tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2010 là 40,1% lên 62,9% vào năm 2020, đã đi trước thời gian.

Trong khi nhiều mặt hàng tăng trưởng thì than đá, quặng và các loại khoáng sản lại giảm, khiến tỷ trọng của nhóm Nhiên liệu và khoáng sản trong tổng cấu thành XK năm 2012 chỉ còn 10,2%. Theo lộ trình Chiến lược nói trên – tỷ trọng của nhóm hàng này sẽ giảm từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020, đang được thực hiện.

Không chỉ tăng về số lượng mà còn có độ lan tỏa rộng. Năm 2000 mới có 160 thị trường, năm 2012 con số này tới trên 200, trong đó, xác lập được một số đối tác hợp tác, chiến lược, toàn diện.

Năm 2012 có 24 thị trường Việt Nam XK từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó TOP đầu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiếp đến 20 thị trường gồm: 8 thuộc Châu Âu, 10 thuộc Châu Á, 1 thuộc Châu Mỹ, 1 thuộc Châu Đại Dương là Úc. Trong số 24 thị trường XK nói trên, Việt Nam xuất siêu (XS) với kim ngạch đáng kể vào các thị trường Mỹ và 7 thị trường thuộc Châu Âu, 5 thuộc Châu Á và Úc. Xứng danh là thị trường XK và cũng XS hàng đầu của Việt Nam, năm 2012, XK vào Hoa Kỳ bình quân 1,6 tỷ USD/tháng, gấp đôi tổng kim ngạch của cả nước năm 1987 (1987: 854 triệu USD).

20121228204930 1314672704 xuat khau lua ga

Năm 2012, kim ngạch NK tăng 7% so với năm 2011, với những diễn biến hợp lý. Nhóm hàng cần NK chiếm tỷ trọng áp đảo, khoảng 88% %. Nhóm hàng cần phải kiếm soát thu mình chỉ còn 4%. Nhóm hàng hạn chế NK gần 5%. Còn lại nhỏ nhoi là Nhóm hàng hoá khác. Trong các mặt hàng NK thường được dư luận “quan tâm” như ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, đá quý, kim loại quý & sản phẩm…đều sụt giảm nhiều so với năm ngoái.

Thời cơ mới

Việc năm 2012 XK nối dài mạch tăng trưởng trong những năm qua cả về quy mô, tốc độ và thị trường, tiếp tục là một điểm sáng, mang nhiều ý nghĩa. Nó tiếp tục tác động sâu sắc đến tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tất cả hợp sức tạo sung lực cho nền kinh tế vượt khó, vững bước trong hành trình hội nhập và phát triển.

Do sự thăng tiến của XK nhanh hơn mức tăng của NK, nên cán cân thương mại hài hoà nhất từ trước tới nay, cả năm đã XS 284 triệu USD .

Tuy vậy, do trị giá XS quá nhỏ, bằng 0,25% kim ngạch XK, nên chỉ nên coi cán cân thương mại là tạm cân bằng. Vì thế không vội mừng mà cần cảnh giác bởi năm nay NK khiêm tốn do việc NK một số nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng có vẻ trầm lắng do có cơ sở phải thu hẹp sản xuất, có công trình phải hoãn dãn tiến độ. Điều này sớm muộn sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất mới, nguồn hàng XK của năm sau.

Vì vậy, một mặt phải đẩy mạnh XK, mặt khác vừa tăng cường quản lý NK “truyền thống” đôí với hàng tiêu dùng xa xỉ, hàng trong nước đã sản xuất được, vừa chú trọng đến việc các mặt hàng cần NK để đưa về những nguyên, vật liệu thiết yếu, những máy móc thiết bị tiến tiến phục vụ cho sản xuất và cải thiện trình độ tiêu dùng trong nước, đặc biệt là tăng cường năng lực sản xuất hàng XK, nhiều hàng hoá có giá trị gia tăng cao. Đó mới đích thị là nền NK lành mạnh, cân bằng cán cân thương mại bền vững.

Năm 2012 có chuyển động mạnh trong việc tham gia khu vực thương mại tự do. Đó là vừa đẩy mạnh thực thi các hiệp định có hiệu lực vừa khởi động các vòng đàm phán với các đối tác lớn. Động thái này sẽ mang lại cơ may cho XK vì hàng Việt Nam vào các thị trường đối tác có Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan và phi thuế quan. Thuận lợi được nhân lên khi Việt Nam có thể NK được nhiều máy móc, thiết bị công nghệ gốc từ những nền kinh tế hàng đầu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bất cứ thoả thuận nào cũng có tinh hai mặt, thoáng cửa ra, cũng phải mở toang cửa vào. Song “cân – đong” hai mặt, cơ hội vẫn nhiều hơn thách thức, nếu chủ động nắm thời cơ và nhanh nhạy đối phó với rào cản, chúng ta sẽ vượt qua và phát triển.

Bước vào 2013, dự báo thị trường thế giới chậm được cải thiện, tiềm ẩn những diễn biến khó lường, hành trình tiến tới sự công bằng trong thương mại quốc tế còn gập ghềnh Trong nước đã có thế và lực mới nhưng phía trước vẫn còn khúc mắc chưa được khắc phục triệt để.

Nhưng khó khăn có mầm mống từ trước, nay càng bộc lộ rõ. Thường ra cuối năm việc XK cá tra tăng vì các nhà NK phải chuẩn bị cho nhu cầu rộ lên vào dịp Noel và Tết dương lịch. Nhưng năm nay thì việc XK mặt hàng thuỷ sản đầu vị này xem chừng đuối sức, có tới 7 trong số 8 thị trường chủ lực NK cá tra của Việt Nam giảm sút đáng kể.

Khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều nhà NK dệt may của Việt Nam ở các thị trường truyền thống rút bớt đơn hàng, nhiều nhất là EU. Bên cạnh đó, do khủng hoảng khu vực EU khiến đồng euro biến động, mất giá liên tục mà hàng dệt may của Việt Nam xuất đi EU giao dịch bằng euro nhưng đa số DN NK nguyên liệu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan… phải thanh toán bằng USD. Sự chênh lệch tỷ giá khiến không ít DN XK dệt may càng khốn khó.

Những khó khăn nói trên sẽ lây lan sang năm 2013 đòi hỏi phải nỗ lực, tỉnh táo hơn để có được kết quả khả quan hơn trong năm mới.

Nguồn: Những cung bậc cảm xúc của xuất siêu

http://vietf.vn/2013/01/01/chung-khoan-my-tang-hon-10-trong-nam-2012.html

► Nhiều nhà phân tích lạc quan cho rằng, nền kinh tế Mỹ sẽ thoát khỏi nguy cơ rơi vào vực thẳm ngân sách…

ap3 adae2

Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2012, các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt hồi phục và tăng mạnh hơn 1%, đưa mức tăng trong cả năm lên trên 10%.

Thị trường tăng điểm mạnh sau các phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell về một thỏa thuận có thể giúp nền kinh tế này thoát khỏi nguy cơ rơi vào vực thẳm ngân sách.

Theo lời ông McConnell, lưỡng đảng đã đạt được nhất trí về tất cả các vấn đề thuế trong một thỏa thuận đầy tiềm năng. Theo giới phân tích, nếu như giới chức Mỹ thực sự đạt được thỏa thuận như vậy, thì đó là điều đáng mừng nhất vào cuối năm.

Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng, khi chương trình cắt giảm chi tiêu, tăng thu thuế tự động chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 (hôm nay, giờ Mỹ), kinh tế Mỹ sẽ rơi vào vực thẳm ngân sách, suy thoái và thất nghiệp cao sẽ quay trở lại.

Đây là nguyên nhân chính khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ liên tiếp trượt giảm trong những ngày vừa qua, đặc biệt là kể từ sau kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 6/11 được công bố, với chiến thắng lần hai của ông Barack Obama.

Chốt phiên giao dịch ngày 31/12/2012, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 166,03 điểm (+1,28%) lên 13.104,14 điểm. S&P 500 cộng 23,76 điểm (+1,69%) lên 1.426,19 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 59,2 điểm (+2%) lên 3.019,51 điểm.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 6,06 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,42 tỷ cổ phiếu trong cả năm 2012.

Với kết quả đi lên mạnh mẽ trong phiên cuối cùng của năm như trên, tính toàn bộ 12 tháng giao dịch vừa qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng được 7,3%, chỉ số S&P 500 tăng 13,4% và chỉ số Nasdaq Composite nhảy vọt tới 15,9%.

Thị trường Chỉ số Đóng cửa +/- (điểm) +/- (%)
Mỹ Dow Jones 13.104,14 +166,03 +1,28
S&P 500 1.426,19 +23,76 +1,69
Nasdaq 3.019,51 +59,20 +2,00
Anh FTSE 100 5.897,81 -27,56 -0,47
Pháp CAC 40 3.641,07 +20,82 +0,58
Đức DAX 7.612,39 -43,49 -0,57
Nhật Bản Nikkei 225 10.395,18 +72,20 +0,70
Hồng Kông Hang Seng 22.656,92 -9,67 -0,04
Trung Quốc Shanghai Composite 2.269,13 +35,88 +1,61
Đài Loan Taiwan Weighted 7.699,50 +51,09 +0,67
Hàn Quốc KOSPI Composite 1.997,05 +9,70 +0,49
Singapore Straits Times 3.167,08 -24,72 -0,77
Nguồn: CNBC, Market Watch.
Nguồn: Chứng khoán Mỹ tăng hơn 10% trong năm 2012

http://vietf.vn/2013/01/01/nhung-cung-bac-cam-xuc-cua-xuat-sieu.html

Nhìn lại các mốc “tròn” càng trân trọng cột mốc xuất khẩu (XK) 100 tỷ USD. Từ ngày cả nước thống nhất đến năm 1988, XK mới vượt mốc 1 tỷ USD. Sau 11 năm – 1999 mới vượt 10 tỷ USD, từ đó lên 100 tỷ USD chỉ 13 năm.

Xuất khẩu năm 2012 ước đạt 114,6 tỷ USD, so với năm 2011 tăng 18% (mục tiêu 13%) tương đương 18 tỷ USD. Chỉ riêng mức tăng trị số tuyệt đối nói trên đã suýt soát tổng kim ngạch XK 2 năm 1997 (9,1 tỷ USD) + năm 1998 (9,3 tỷ USD). Trong bối cảnh khó khăn thì kết quả XK của 2012 tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc, đậm nét với 2 điểm sáng: Lần đầu tiên vượt một cách đĩnh đạc mốc 100 tỷ USD và cũng lần đầu tiên sau 20 năm xuất siêu (XS).

Bức tranh toàn diện

Điều ghi nhận đầu tiên là các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, cao su với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng được cải thiện, duy trì vị thế cao trên thương trường quốc tế.

Năm 2012 ước XK được 8 triệu tấn gạo, thứ 2 thế giới sau Ấn Độ. Gạo Việt Nam được ưa chuộng vì gặt hái xong bán liền, thiên hạ luôn được “ăn cơm mới”. Cà phê đã vượt qua Brazil, Colombia giành ngôi đầu. Hạt tiêu vẫn giữ ngôi “quán quân” thế giới, chiếm khoảng 40 -50% lượng hồ tiêu giao dịch toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản suất cao su thiên nhiên và đứng thứ 4 về XK cao su.

Năm 2012 có 22 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong khi năm 2000 chỉ có 4 mặt hàng. Năm đó dầu thô đứng đầu chỉ có 3,5 tỷ USD, đến năm 2012 đứng đầu là dệt may đạt 15 tỷ USD.

Như vậy, không chỉ vượt trội về số lượng gương mặt mà từng gương mặt đều sáng giá. Sự tăng trưởng các mặt hàng thuộc khối nông nghiệp – nông thôn, đã khiến cho khối này suất siêu tới 10 tỷ USD.

Trong số những gương mặt “sáng sủa”, mặt hàng công nghệ chế biến ghi một điểm vàng khi tăng trưởng cao, thậm chí máy ảnh, máy quay phim và linh kiện bằng 2,5 lần 2011.

Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2012 là 64,4% trong tổng kim ngạch XK. Theo đà này, lộ trình thực hiện mục tiêu trong Chiến lược tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2010 là 40,1% lên 62,9% vào năm 2020, đã đi trước thời gian.

Trong khi nhiều mặt hàng tăng trưởng thì than đá, quặng và các loại khoáng sản lại giảm, khiến tỷ trọng của nhóm Nhiên liệu và khoáng sản trong tổng cấu thành XK năm 2012 chỉ còn 10,2%. Theo lộ trình Chiến lược nói trên – tỷ trọng của nhóm hàng này sẽ giảm từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020, đang được thực hiện.

Không chỉ tăng về số lượng mà còn có độ lan tỏa rộng. Năm 2000 mới có 160 thị trường, năm 2012 con số này tới trên 200, trong đó, xác lập được một số đối tác hợp tác, chiến lược, toàn diện.

Năm 2012 có 24 thị trường Việt Nam XK từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó TOP đầu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiếp đến 20 thị trường gồm: 8 thuộc Châu Âu, 10 thuộc Châu Á, 1 thuộc Châu Mỹ, 1 thuộc Châu Đại Dương là Úc. Trong số 24 thị trường XK nói trên, Việt Nam xuất siêu (XS) với kim ngạch đáng kể vào các thị trường Mỹ và 7 thị trường thuộc Châu Âu, 5 thuộc Châu Á và Úc. Xứng danh là thị trường XK và cũng XS hàng đầu của Việt Nam, năm 2012, XK vào Hoa Kỳ bình quân 1,6 tỷ USD/tháng, gấp đôi tổng kim ngạch của cả nước năm 1987 (1987: 854 triệu USD).

20121228204930 1314672704 xuat khau lua ga

Năm 2012, kim ngạch NK tăng 7% so với năm 2011, với những diễn biến hợp lý. Nhóm hàng cần NK chiếm tỷ trọng áp đảo, khoảng 88% %. Nhóm hàng cần phải kiếm soát thu mình chỉ còn 4%. Nhóm hàng hạn chế NK gần 5%. Còn lại nhỏ nhoi là Nhóm hàng hoá khác. Trong các mặt hàng NK thường được dư luận “quan tâm” như ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, đá quý, kim loại quý & sản phẩm…đều sụt giảm nhiều so với năm ngoái.

Thời cơ mới

Việc năm 2012 XK nối dài mạch tăng trưởng trong những năm qua cả về quy mô, tốc độ và thị trường, tiếp tục là một điểm sáng, mang nhiều ý nghĩa. Nó tiếp tục tác động sâu sắc đến tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tất cả hợp sức tạo sung lực cho nền kinh tế vượt khó, vững bước trong hành trình hội nhập và phát triển.

Do sự thăng tiến của XK nhanh hơn mức tăng của NK, nên cán cân thương mại hài hoà nhất từ trước tới nay, cả năm đã XS 284 triệu USD .

Tuy vậy, do trị giá XS quá nhỏ, bằng 0,25% kim ngạch XK, nên chỉ nên coi cán cân thương mại là tạm cân bằng. Vì thế không vội mừng mà cần cảnh giác bởi năm nay NK khiêm tốn do việc NK một số nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng có vẻ trầm lắng do có cơ sở phải thu hẹp sản xuất, có công trình phải hoãn dãn tiến độ. Điều này sớm muộn sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất mới, nguồn hàng XK của năm sau.

Vì vậy, một mặt phải đẩy mạnh XK, mặt khác vừa tăng cường quản lý NK “truyền thống” đôí với hàng tiêu dùng xa xỉ, hàng trong nước đã sản xuất được, vừa chú trọng đến việc các mặt hàng cần NK để đưa về những nguyên, vật liệu thiết yếu, những máy móc thiết bị tiến tiến phục vụ cho sản xuất và cải thiện trình độ tiêu dùng trong nước, đặc biệt là tăng cường năng lực sản xuất hàng XK, nhiều hàng hoá có giá trị gia tăng cao. Đó mới đích thị là nền NK lành mạnh, cân bằng cán cân thương mại bền vững.

Năm 2012 có chuyển động mạnh trong việc tham gia khu vực thương mại tự do. Đó là vừa đẩy mạnh thực thi các hiệp định có hiệu lực vừa khởi động các vòng đàm phán với các đối tác lớn. Động thái này sẽ mang lại cơ may cho XK vì hàng Việt Nam vào các thị trường đối tác có Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan và phi thuế quan. Thuận lợi được nhân lên khi Việt Nam có thể NK được nhiều máy móc, thiết bị công nghệ gốc từ những nền kinh tế hàng đầu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bất cứ thoả thuận nào cũng có tinh hai mặt, thoáng cửa ra, cũng phải mở toang cửa vào. Song “cân – đong” hai mặt, cơ hội vẫn nhiều hơn thách thức, nếu chủ động nắm thời cơ và nhanh nhạy đối phó với rào cản, chúng ta sẽ vượt qua và phát triển.

Bước vào 2013, dự báo thị trường thế giới chậm được cải thiện, tiềm ẩn những diễn biến khó lường, hành trình tiến tới sự công bằng trong thương mại quốc tế còn gập ghềnh Trong nước đã có thế và lực mới nhưng phía trước vẫn còn khúc mắc chưa được khắc phục triệt để.

Nhưng khó khăn có mầm mống từ trước, nay càng bộc lộ rõ. Thường ra cuối năm việc XK cá tra tăng vì các nhà NK phải chuẩn bị cho nhu cầu rộ lên vào dịp Noel và Tết dương lịch. Nhưng năm nay thì việc XK mặt hàng thuỷ sản đầu vị này xem chừng đuối sức, có tới 7 trong số 8 thị trường chủ lực NK cá tra của Việt Nam giảm sút đáng kể.

Khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều nhà NK dệt may của Việt Nam ở các thị trường truyền thống rút bớt đơn hàng, nhiều nhất là EU. Bên cạnh đó, do khủng hoảng khu vực EU khiến đồng euro biến động, mất giá liên tục mà hàng dệt may của Việt Nam xuất đi EU giao dịch bằng euro nhưng đa số DN NK nguyên liệu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan… phải thanh toán bằng USD. Sự chênh lệch tỷ giá khiến không ít DN XK dệt may càng khốn khó.

Những khó khăn nói trên sẽ lây lan sang năm 2013 đòi hỏi phải nỗ lực, tỉnh táo hơn để có được kết quả khả quan hơn trong năm mới.

Nguồn: Những cung bậc cảm xúc của xuất siêu

http://vietf.vn/2013/01/01/kinh-te-ha-noi-2012-vuot-qua-thach-thuc.html

KTĐT – Năm 2012 đã khép lại với không ít thách thức, khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Trong khó khăn chung đó, kinh tế Hà Nội cũng chịu những ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, năm 2012 cũng đã ghi nhận những nỗ lực không nhỏ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp để ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Nguồn: Kinh tế Hà Nội 2012: Vượt qua thách thức

http://vietf.vn/2013/01/01/cam-canh-cay-vang-o-kim-an.html

KTĐT – Tuy mới bén đất Kim An, huyện Thanh Oai được vài năm nhưng cây cam Canh đã đem lại cho người dân nơi đây đời sống kinh tế khấm khá.

  Chủ nhiệm HTX Kim An Đỗ Hùng Cường cho biết: “Nếu chỉ trồng rau, cấy lúa thì chưa biết đến bao giờ người dân Kim An mới có của ăn của để”. Cam Canh đang trở thành cây “vàng” của người dân vùng đất bãi này.
 
Sau nhiều năm quanh quẩn với ruộng rau, cây lúa, năm 2007, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, anh Nguyễn Kim Tụ, thôn Tràng Cát, xã Kim An đã mạnh dạn chuyển sang trồng cam Canh. Gom được ít vốn liếng, anh quyết định thầu lại 4 mảnh ruộng cộng với diện tích đất vườn của gia đình, tổng cộng được khoảng 4.000m2, sau đó mua 300 cây cam Canh về trồng. Sau hai năm miệt mài chăm bón, học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đến năm 2009, vườn cam của gia đình anh bắt đầu cho thu hoạch. Chẳng phải đi bán đâu xa, khi cam vừa chuẩn bị vào vụ, thương lái đã đến tận nhà mua cả vườn. Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm, vườn cam của gia đình anh cho thu hoạch 300 triệu đồng/năm. Riêng năm 2012, anh đã bán cả vườn quả với giá 500 triệu đồng. Anh Tụ cho biết, thu nhập từ vườn cam không chỉ giúp gia đình anh có cuộc sống khấm khá mà năm 2011, anh còn xây được ngôi nhà hai tầng khang trang, mua sắm tiện nghi đầy đủ, hai đứa con được học hành. 
 
Nhờ trông cam Canh, năm 2012 gia đình anh Nguyễn Kim Tụ thu về 500 triệu đồng. Ảnh: Nam Bắc

Không riêng gì gia đình anh Tụ, ở xã Kim An, có hàng trăm hộ tham gia trồng cam Canh, cho thu nhập ổn định từ 120 – 200 triệu đồng/năm. Theo lãnh đạo xã Kim An, mặc dù là loại cây đặc thù, khó chăm sóc nhưng từ khi bén đất Kim An, cây cam Canh đã cho hiệu quả kinh tế đặc biệt cao. Hiện toàn xã Kim An có hàng chục vườn trại lớn nhỏ trồng cam Canh với tổng diện tích 60ha, trong đó có 20ha nằm trong đề án phát triển cây ăn quả của TP Hà Nội.

Ông Bùi Văn An, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình trồng cam Canh còn giúp nông dân tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn với diện tích từ vài ngàn mét vuông đến vài ha. Bên cạnh đó, vì cam Canh là loại cây khó tính nên để đạt được chất lượng và hiệu quả, người dân bắt buộc phải tìm hiểu, làm quen và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Vào thời điểm này, hầu hết các vườn cam tại xã Kim An đã được thương lái đặt mua. Hiện thương lái đang cắt cam bán phục vụ Tết Dương lịch 2013, số còn lại để dành phục vụ Tết Quý Tỵ. Với giá bán tại vườn khoảng 40.000 – 45.000 đồng/kg, cam Canh đang trở thành cây trồng làm giàu của nông dân Kim An. Trong định hướng phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, xã Kim An đã chọn cây cam Canh làm cây mũi nhọn của địa phương mình.

 

Nguồn: Cam Canh - cây "vàng" ở Kim An

http://vietf.vn/2013/01/01/uu-tien-phat-trien-san-pham-chu-luc.html

KTĐT – Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2012, song sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, năm 2013, Bộ NN&PTNT chủ trương đẩy mạnh quy hoạch lại sản xuất theo hướng hàng hóa, bền vững tập trung vào các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

Vượt khó

Năm 2012, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bởi tình hình thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh bùng phát trên đàn vật nuôi, nông sản rớt giá… Tuy nhiên, ngành  vẫn đạt được mức tăng trưởng 2,72%. Trong đó, về trồng trọt, diện tích lúa cả nước đạt hơn 7,7 triệu ha, tăng gần 100.000ha so với 2011. Năng suất bình quân đạt 56,3 tấn/ha, sản lượng đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so cùng kỳ. Đây là một con số kỷ lục trong nhiều năm qua. Trên đà thắng lợi, năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 8 triệu tấn, vươn lên vị trí số một về xuất khẩu gạo trên thế giới.

Về chăn nuôi, mặc dù tình hình dịch bệnh kéo dài trên đàn gia súc, gia cầm, cộng với giá chi phí vật tư đầu vào tăng cao nhưng sản lượng thịt hơi cả năm vẫn đạt 4,3 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2011. Về thủy sản, đây vẫn luôn là một trong những lĩnh vực duy trì được thế mạnh trong ngành nông nghiệp. Sản lượng thủy sản năm 2012 đạt 5,7 triệu tấn, tăng 5,2%. Đặc biệt, hoạt động khai thác ngư trường khá thuận lợi, cùng với chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập tổ, đội sản xuất khiến cho ngư dân yên tâm tích cực bám biển.

Lúa vẫn được xác định là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp. Trong ảnh: Mô hình sản xuất lúa hàng hóa tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.  Ảnh: Thiện Quang

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2012 ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2011. Trong đó, có 3 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên là gạo, cà phê và đồ gỗ; 5 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn và các sản phẩm sắn.

Nâng cao giá trị nông sản

Năm 2013, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tốc độ tăng GDP của ngành đạt 2,8 – 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu là 28,5 tỷ USD. Sản lượng lúa ước đạt 43,5 triệu tấn; thủy sản 5,9 triệu tấn và sản lượng thịt đạt 4,6 triệu tấn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, yếu kém. Đó là tình trạng phá rừng vẫn diễn ra gay gắt ở một số địa phương, việc đổi mới các mô hình sản xuất còn chậm, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi kéo dài… Đặc biệt, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản vẫn còn nhiều bất cập. Nông sản thực phẩm kém chất lượng, độc hại vẫn được lưu hành gây bức xúc và giảm lòng tin của người tiêu dùng… Chính vì vậy, năm 2013, Bộ NN&PTNT đặt nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu toàn diện ngành, tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng thị trường lớn, cả trong và ngoài nước. Đồng thời, xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao; phát triển mạnh các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, rau quả, chè, điều… “Đẩy mạnh các mặt hàng chủ lực tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu là hướng đi đúng của nông nghiệp hiện nay” – GS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, Bộ tiếp tục chỉ đạo rà soát lại quy hoạch, xác định rõ những cây trồng, vật nuôi, những sản phẩm tạo ra lợi thế của vùng, địa phương để tập trung phát triển; Tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức sản xuất…

 

Nguồn: Ưu tiên phát triển sản phẩm chủ lực

http://vietf.vn/2013/01/01/tin-dung-tang-truong-thap-mung-hay-lo.html

tin dung tang truong thap mung hay lo

Liên tục từ năm 2001 đến nay tín dụng chưa năm nào có mức tăng trưởng dưới 10%, nhưng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế năm 2012, tăng trưởng khoảng 6% so với cuối năm 2011.

Bên cạnh đó, tổng quan về các thông tin như dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đã vượt lên mức trên 130% so với GDP, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã lên tới 8,86% trên tổng dư nợ, nhất là nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản… Câu hỏi đặt ra là đến bao giờ mới xử lý được “cục máu đông” nợ xấu để khơi tăng dòng vốn? Kênh dẫn tín dụng của chính sách tiền tệ liệu có nguy cơ ngưng trệ? Khả năng tiếp cận vốn với lãi suất thấp hơn sẽ thế nào?…

Thực tế cho thấy việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ ban hành kịp thời chính là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và cá thể, tạo thanh khoản cho nền kinh tế. Do vậy tín dụng cho nền kinh tế tuy tăng trưởng chậm lại, song theo chúng tôi là sự điều chỉnh cần thiết…

Sau một thời gian dài tăng trưởng cao trên 30%, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đã được điều chỉnh một cách tích cực thể hiện qua các định hướng chính sách có tính chiến lược của Ngân hàng Nhà nước (NHNN): kiểm soát chặt chẽ, giảm cho vay vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, tỉ trọng này đã giảm về mức khoảng 7%; có khung chính sách tín dụng đặc thù cho ngành lĩnh vực có tầm chiến lược và quan trọng của đất nước như cho vay sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc…

Tuy nhiên, những quan ngại về tăng trưởng tín dụng hiện nay đã xảy ra thực tế nợ xấu tăng cao, tín dụng lại tăng trưởng thấp, kênh dẫn tín dụng với nền kinh tế liệu có bị ngưng trệ? Việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đặt ra nhiều thách thức cả về nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, thách thức về tội phạm trong hoạt động của TCTD sẽ như thế nào? Theo tôi, cần phân tích sâu một số giải pháp cụ thể:

Thực tế ngay trong những ngày cuối năm 2012, thị trường đã đón nhận thông tin từ thống đốc NHNN về gói 20.000-40.000 tỉ đồng dành cho vay đối với người thu nhập thấp và thu nhập trung bình về mua nhà ở với mức lãi suất hợp lý – một điều chỉnh rất đúng đắn vì chính sách tín dụng đã nhắm đến nhu cầu đích thực của thị trường. Vấn đề còn lại là việc triển khai thực thi chính sách này ở các tiêu chí đối tượng được vay, thời gian thực được vay, niềm tin từ thị trường và vận hành đồng bộ từ các bộ, ngành liên quan.

Tiếp đến là việc duy trì thực hiện chính sách tín dụng với bốn lĩnh vực ưu tiên để tạo thế ổn định có tính chiến lược của nền kinh tế, song chính sách tín dụng của NHNN đang cần sự phối hợp đồng bộ từ chính sách quy hoạch, xúc tiến thương mại, ưu đãi về thuế, sự tự tái cấu trúc về tổ chức và kinh doanh của chính cộng đồng doanh nghiệp và người dân… để tạo ra sự đột phá thật sự trong phát triển kinh tế theo một hoặc hai ngành chủ lực của VN và ở vùng có lợi thế so sánh mới có thể góp phần gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế VN.

Hệ thống ngân hàng phải tập trung vừa thực hiện xử lý nợ xấu một cách quyết liệt, vừa cung ứng vốn tín dụng một cách hợp lý nhằm điều chỉnh cơ cấu tín dụng thể hiện ở danh mục cho vay với các ngành nghề, theo khách hàng, hay đồng tiền cho vay đối với nền kinh tế theo đúng định hướng của NHNN nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Dư nợ tín dụng cần tập trung cho khu vực kinh tế thực. Tiếp tục tăng tiềm lực về vốn và minh bạch hóa tài chính, tuân thủ việc trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng, tiết giảm tối đa về chi tiêu nội bộ, cơ cấu mạnh về tổ chức, hoạt động và đặc biệt là về quản trị rủi ro tín dụng cũng như loại rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp.

Bên cạnh đó, nhìn về dài hạn rõ ràng cần phải giảm tỉ lệ cho vay từ tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế, điều này cũng đã được khẳng định lại trong kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6, khóa XI vừa qua, cũng là giải quyết căn cơ căn bệnh thanh khoản trầm kha của các TCTD khi mà hệ số cho vay trên vốn huy động vẫn trên 90% (dù đã có cải thiện nhiều so với những năm trước đây).

Cuối cùng, rủi ro kỳ hạn về cân đối nguồn vốn từ ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn của TCTD VN vẫn khá lớn, môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát đã giảm thấp, mục tiêu giảm lãi suất đang hiện hữu. Đây là thời điểm hơn lúc nào hết các TCTD cần khẩn trương cơ cấu lại sản phẩm tiền gửi theo hướng tăng mạnh tỉ trọng huy động vốn trung dài hạn để cải thiện thanh khoản, giảm chi phí bù thanh khoản để giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng cạnh tranh theo đúng nghĩa đáp ứng tín dụng trọn gói với giá hợp lý.

PHẠM XUÂN HÒE
Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước
Theo Tuổi trẻ
Nguồn: Tín dụng tăng trưởng thấp: mừng hay lo?

http://vietf.vn/2013/01/01/kinh-te-viet-nam-2012-ap-luc-va-hy-vong.html

KTĐT – Kinh tế Việt Nam năm 2012 được đánh dấu đậm bởi một số dấu hiệu bất ổn, mà nổi bật là con số khoảng 55.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, thua lỗ, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất – kinh doanh do lãi suất vốn vay cao, hàng tồn kho lớn, sức mua và thị phần thu hẹp…

Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2012: Áp lực và hy vọng

http://vietf.vn/2013/01/01/chuyen-gia-bui-kien-thanh-phai-giam-lai-suat-ngan-hang.html

chuyen gia bui kien thanh phai giam lai suat ngan hang

Cần có chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực lợi thế và tư vấn chính xác về điều kiện cho vay.

2012 là năm mà nền kinh tế chịu nhiều tổn hại do hệ thống ngân hàng (NH) bất chấp các quy định của luật pháp, đẩy lãi suất lên quá cao. Từ đây, hàng loạt doanh nghiệp (DN) thoi thóp do không thể tiếp cận vốn.

Lãi suất hợp lý: Chưa đủ!

Điều đáng tiếc trong năm qua là cơ quan quản lý đã để cho các NH quá lộng hành, nhất là việc các NH thương mại chạy đua huy động vốn với mức lãi suất có lúc lên đến gần 20%. Khi đã huy động cao thì phải đẩy lãi suất cho vay lên cao. Hành động này đưa nền kinh tế vào tình trạng nguy hại bởi DN chỉ chịu được lãi suất vay vốn ở mức nào đấy, cao quá thì khó khăn và cao hơn nữa thì phá sản. Mức lãi suất năm qua là quá sức chịu đựng của các DN.

Từ đây đặt ra trách nhiệm của NH trung ương năm 2013 là xác lập một mức lãi suất hợp lý để DN có thể tiếp cận được, đồng thời xem các DN nước ngoài hoạt động với lãi suất nào để định hướng lại mức lãi suất của mình. Trên thực tế, trong khi các DN đầu tư nước ngoài tiếp cận được nguồn tín dụng lãi suất thấp thì NH trong nước lại áp đặt cho DN mình mức lãi suất rất cao. Chẳng khác nào ngay tại sân nhà, chúng ta đã tạo điều kiện cho “người ngoài” bành trướng thị trường.

Vậy mức lãi suất như thế nào là hợp lý? Từ lâu, các DN đã nói rằng lãi suất 10%/năm thì họ còn sống được, trên mức đó bắt đầu khô héo, chỉ có mức thấp hơn là phát triển tốt. Không phải tự nhiên mà các DN mơ tưởng tới mức lãi suất 7%/năm. Ở các nước châu Á khác, mức lãi suất cho vay tối đa cũng chỉ là 7%/năm.

Mà lãi suất hợp lý thôi cũng chưa đủ, cần có chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực lợi thế. Đặc biệt, Chính phủ nên tạo điều kiện tối ưu về tín dụng cho xuất khẩu nông nghiệp. Ở Trung Quốc, họ cho nông dân vay với lãi suất 0%. Mỹ thì gần như lãi suất âm và có cả chính sách ưu đãi tín dụng trả chậm cho người nhập khẩu nông sản Mỹ…

Thêm một vấn đề cần giải quyết đối với hoạt động NH là điều kiện cho vay. NH phải chú trọng đến việc tư vấn khách hàng, không thể thấy cầm sổ đỏ đến là cho vay. Nếu cứ để vậy, DN sẽ sử dụng nguồn vốn đó không đúng mục đích, đầu tư dàn trải, gặp rủi ro và dẫn đến nợ xấu. Nợ xấu làm hao mòn sức lực của nhân dân và tạo ra khó khăn cho hệ thống NH.

Quán triệt vai trò của NH trung ương

Tâm lý bi quan về tương lai nền kinh tế đã xuất hiện, nhất là trong cộng đồng DN. Không nên quá bi quan như thế! Chúng ta vẫn còn đủ cơ hội để kịp thời điều chỉnh chính sách giúp DN sống sót, phục hồi và phát triển. Nếu ngày mai Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quán triệt đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của mình thì vẫn có thể làm ngay việc xây dựng mức lãi suất 7%/năm. Chỉ có lãi suất hợp lý mới tạo điều kiện cho DN phát triển và việc cho vay không nên để như xưa, cho vay phải đúng mục đích.

DNNN chỉ phục vụ lợi ích cộng đồng

Do thiếu quy định chặt chẽ, DNNN đầu tư dàn trải và không kịp thoái vốn, gây lãng phí. Giải pháp là cổ phần hóa nhưng thực hiện không quyết liệt và Nhà nước vẫn giữ tỉ lệ chủ đạo… Do đó, năm 2013 nhất quyết phải cấu trúc DNNN, tập trung vào ngành có chức năng, nhiệm vụ phải làm. DNNN không kinh doanh lấy lời, chỉ có một mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng. Những việc kinh doanh lấy lời nhân dân có thể làm được thì để nhân dân làm.

Khả năng tiếp tục hạ lãi suất giữa lúc kinh tế khó khăn không phải là không có. NH trung ương có quyền lực do pháp luật ủy nhiệm là điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển. NH này hoạt động không phải để kinh doanh lấy lời nên sẽ không huy động vốn trong nhân dân và hoàn toàn có đủ nguồn lực cho NH thương mại vay với lãi suất từ 2% đến 4%/năm.

Làm như vậy, mặt bằng lãi suất sẽ thấp xuống. Khi NH thương mại thu hồi được vốn sẽ trả lại tiền cho NH trung ương. Đây là cho vay chứ không hề cho không, là cung ứng đầy đủ cho nền kinh tế phát triển bền vững nhưng vẫn không tạo ra lạm phát, không để xảy ra thiểu phát. Mỗi ngày NH trung ương phải có hình ảnh rõ ràng về thị trường tài chính để ngay lập tức hành động.

Rõ ràng chúng ta chưa quán triệt được vai trò của NH trung ương trong điều hành kinh tế đất nước. Năm 2010, luật về NHNN (Điều 2) có nói NHNN Việt Nam có vai trò là NH trung ương. Nhưng thực tế NHNN mới chỉ quản lý các NH thương mại chứ chưa quán triệt chủ động vai trò của một NH trung ương.

Một tình trạng đáng lưu ý nữa là lượng vốn đang chết đọng trong bất động sản quá nhiều mà chưa có giải pháp hữu hiệu nào khơi thông được, trong khi nhiều DN khác lại rất thiếu vốn. Nó đã sai ngay từ ban đầu khi phân khúc sản phẩm không đúng với thị trường. Nhiều người mua bất động sản không phải để ở mà mua đi bán lại, nghĩa là không có nhu cầu sử dụng thật, đó là thị trường ảo. Chứng tỏ nền tảng của chúng ta không tốt. Cơ quan quản lý chỉ đang đi “chữa lửa” chứ không phải là hướng người dân và DN đi theo một hệ thống, lộ trình cần có.

Điều chúng ta còn thiếu lúc này là nguồn tín dụng bất động sản cho người có nhu cầu mua nhà thực sự. Khi đáp ứng được nhu cầu mua nhà của hàng triệu người dân sẽ giúp một lĩnh vực rộng lớn phát triển với các ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, nội thất…, tạo việc làm cho hàng triệu người dân khác.

Chuyên gia kinh tế, BÙI KIẾN THÀNH

Theo Mai Phương ghi

PLTPHCM

Nguồn: Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Phải giảm lãi suất ngân hàng

http://vietf.vn/2013/01/01/kinh-te-viet-nam-2012-ap-luc-va-hy-vong.html

KTĐT – Kinh tế Việt Nam năm 2012 được đánh dấu đậm bởi một số dấu hiệu bất ổn, mà nổi bật là con số khoảng 55.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, thua lỗ, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất – kinh doanh do lãi suất vốn vay cao, hàng tồn kho lớn, sức mua và thị phần thu hẹp…

Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2012: Áp lực và hy vọng

http://vietf.vn/2013/01/01/cienco-8-xuat-khau-lao-dong-chui-bi-phat-30-trieu-dong.html

Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco icon cool bị phạt 30 triệu đồng.

Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) Nguyễn Ngọc Quỳnh vừa ra Quyết định số 115/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối với Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8, số 18 Hồ Đắc Di, Hà Nội, do ông Vũ Hải Thanh làm Tổng giám đốc).

Lý do, công ty đã đưa 129 lao động đi làm việc tại Nhà máy Vista Point ở Malaysia mà không đăng ký hợp đồng cung ứng lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Tổng mức phạt 30 triệu đồng.

Theo V.Phúc

SGGP

Nguồn: Cienco 8 xuất khẩu lao động “chui”, bị phạt 30 triệu đồng

http://vietf.vn/2012/12/31/dem-nay-nguoi-viet-co-the-ngam-sao-choi-chao-2013-2.html

Năm mới 2013 sẽ được mở đầu với sự xuất hiện của sao chổi C/2012 K5. Với điều kiện thời tiết thuận lợi, người yêu thiên văn ởhoàn toàn có thể quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, nhờ các dụng cụ quan sát.

demnaynguoiviet1 8dd81
Sao chổi C/2012 K5 chụp ngày 21/12/2012. Ảnh: Virtual telescope
 
Được phát hiện vào ngày 28/05/2012 bởi dự án Nghiên cứu thiên thạch gần Trái đất của Phòng thí nghiệm Lincoln, bang New Mexico, Mỹ, sao chổi C/2012 K5 sẽ trở thành tâm điểm của các nhà thiên văn nghiệp du vào dịp năm mới 2013 tới đây. Sau khi đi qua điểm cận nhật (điểm gần Mặt trời nhất trên quỹ đạo), sao chổi này sẽ ở gần Trái đất nhất vào hồi 15h 18 hôm nay với khoảng cách 44 triệu km. 
demnaynguoiviet2 8dd81
Sao chổi C/2012 K5 đang tiến gần Trái Đất trên quỹ đạo của mình. Ảnh: NASA
 
Với độ sáng cực đại được dự báo đạt cấp 8, sao chổi này có thể dễ dàng quan sát được qua kính thiên văn cỡ nhỏ hoặc ống nhòm, nhưng không thể quan sát bằng mắt thường. C/2012 K5 đang di chuyển vào khu vực chòm sao Ngự Phu, nơi nó sẽ bay qua dải Ngân Hà, trước khi đi vào chòm sao Kim Ngưu.
 
demnaynguoiviet3 8dd81
Dự báo độ sáng của sao chổi C/2012 K5. Ảnh: aerith.net

Tại Việt Nam, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho việc quan sát vì đang ở vào mùa khô. Nếu trời quang mây và nơi quan sát ít bị ô nhiễm ánh sáng hay khói bụi, người yêu thiên văn hoàn toàn có thể quan sát được sao chổi này với các dụng cụ quan sát.

Trong năm 2013 sắp tới, chúng ta còn có nhiều cơ hội quan sát các sao chổi sáng, có thể nhìn thấy qua ống nhòm hoặc kính thiên văn. Đặc biệt, hai sao chổi C/2012 L4 vào tháng 03/2013 và C/2012 S1 vào tháng 11/2013 được dự báo là sẽ rất sáng và có thể quan sát được bằng mắt thường.
 
Theo Kienthuc
Nguồn: Đêm nay, người Việt có thể ngắm sao Chổi... chào 2013

http://vietf.vn/2012/12/31/dem-nay-nguoi-viet-co-the-ngam-sao-choi-chao-2013-2.html

Năm mới 2013 sẽ được mở đầu với sự xuất hiện của sao chổi C/2012 K5. Với điều kiện thời tiết thuận lợi, người yêu thiên văn ởhoàn toàn có thể quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, nhờ các dụng cụ quan sát.

demnaynguoiviet1 8dd81
Sao chổi C/2012 K5 chụp ngày 21/12/2012. Ảnh: Virtual telescope
 
Được phát hiện vào ngày 28/05/2012 bởi dự án Nghiên cứu thiên thạch gần Trái đất của Phòng thí nghiệm Lincoln, bang New Mexico, Mỹ, sao chổi C/2012 K5 sẽ trở thành tâm điểm của các nhà thiên văn nghiệp du vào dịp năm mới 2013 tới đây. Sau khi đi qua điểm cận nhật (điểm gần Mặt trời nhất trên quỹ đạo), sao chổi này sẽ ở gần Trái đất nhất vào hồi 15h 18 hôm nay với khoảng cách 44 triệu km. 
demnaynguoiviet2 8dd81
Sao chổi C/2012 K5 đang tiến gần Trái Đất trên quỹ đạo của mình. Ảnh: NASA
 
Với độ sáng cực đại được dự báo đạt cấp 8, sao chổi này có thể dễ dàng quan sát được qua kính thiên văn cỡ nhỏ hoặc ống nhòm, nhưng không thể quan sát bằng mắt thường. C/2012 K5 đang di chuyển vào khu vực chòm sao Ngự Phu, nơi nó sẽ bay qua dải Ngân Hà, trước khi đi vào chòm sao Kim Ngưu.
 
demnaynguoiviet3 8dd81
Dự báo độ sáng của sao chổi C/2012 K5. Ảnh: aerith.net

Tại Việt Nam, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho việc quan sát vì đang ở vào mùa khô. Nếu trời quang mây và nơi quan sát ít bị ô nhiễm ánh sáng hay khói bụi, người yêu thiên văn hoàn toàn có thể quan sát được sao chổi này với các dụng cụ quan sát.

Trong năm 2013 sắp tới, chúng ta còn có nhiều cơ hội quan sát các sao chổi sáng, có thể nhìn thấy qua ống nhòm hoặc kính thiên văn. Đặc biệt, hai sao chổi C/2012 L4 vào tháng 03/2013 và C/2012 S1 vào tháng 11/2013 được dự báo là sẽ rất sáng và có thể quan sát được bằng mắt thường.
 
Theo Kienthuc
Nguồn: Đêm nay, người Việt có thể ngắm sao Chổi... chào 2013

http://vietf.vn/2013/01/01/nhung-ban-thua-dau-2012.html

nhung ban thua dau 2012

Thị trường năm 2012 chứng kiến nhiều vụ “thua đau” của doanh nghiệp khi lên sàn thời khó, phát hành tăng vốn bất thành, phát hành ra công chúng không như kỳ vọng, CP không có giao dịch nhiều tháng ròng.

Năm 2012 đi qua và đã chứng kiến thành công vang dội của không ít doanh nghiệp lãi nghìn tỷ nhưng cũng nhìn thấy những mặt trái của thị trường.

Không còn như năm bùng nổ 2009-2010, thị trường chứng khoán với thị giá hầu hết cổ phiếu ở mức thấp đã khiến không ít doanh nghiệp “bị thua” thị trường.

1. V21 thất bại tăng vốn

V21 hồ hởi với kế hoạch chào bán cổ phiếu tăng vốn “khủng” nhưng cuối cùng là xin UBCKNN huỷ đợt chào bán. Nguyên nhân là chỉ 1.200 cổ phiếu được đặt mua trên tổng số 3,34 triệu cổ phiếu đăng ký bán. bởi ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá trên sàn, V21 đã quyết định huỷ đợt chào bán.

2. Doanh nghiệp Nhà nước bị âm vốn CSH thất bại đấu giá lần đầu ra công chúng

Theo báo cáo của Bộ tài chính, vốn chủ sở hữu của
Dâu tằm tơ Việt Nam-Viseri đã âm đến con số 281 tỷ đồng tính đến hết năm 2011. Nỗ lực xử lý âm vốn chủ sở hữu để Viseri đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần đã được tiến hành. DATC chuyển nợ thành cổ phần và sở hữu 51% Viseri.

Phiên đấu giá 4,34 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng gần như thất bại khi chỉ 861.400 cổ phần được phân phối với giá 10.000 đồng/CP trong đó 800.000 cổ phần phân phối cho cổ đông nước ngoài còn lại là cổ đông trong nước.

3. Lên sàn, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn liên tiếp, thanh khoản kiệt quệ

Thị trường năm 2012 chứng kiến nhiều vụ “thua đau” của doanh nghiệp khi lên sàn thời khó. Hầu hết các cổ phiếu lên sàn đều giảm thê thảm như: VNN giảm sàn 15/20 phiên đầu tiên giao dịch, EMC chào sàn với 11 phiên liên tiếp giảm sàn, PID, VE4 thanh khoản èo uột, CLP cũng hiếm thấy phiên tăng sau hơn 1,5 tháng niêm yết….

Cổ phiếu liên tục giảm sàn không hẳn bởi “chất” doanh nghiệp không có mà bởi thị trường chứng khoán đã khiến thị giá của hàng loạt doanh nghiệp niêm yết rơi xuống dưới mức giá trị thực và doanh nghiệp mới lên sàn cũng ngay lập tức bị thị trường điều chỉnh về mặt bằng giá chung.

4. Cổ phiếu bất động

Điều đáng buồn nhất là tình trạng “bất động” của cổ phiếu niêm yết. Lên sàn với mục tiêu giúp nhà đầu tư dễ mua, dễ bán nhưng nhiều cổ phiếu gần như không có giao dịch nhiều tháng ròng.

VMG từng bị huỷ niêm yết bởi không có giao dịch 1 năm ròng. TTCK còn chứng kiến nhiều cổ phiếu như S33 (không có giao dịch trên 1 năm trên UPCoM), D26 “vững giá” 3.600 đồng từ giữa tháng 4/2012 bởi không có lệnh khớp, TBT, WTC, LCD, HBE, QST… cũng rơi vào thảm cảnh bất động hàng mấy tháng trời.

Thanh Hiên

 

Theo TTVN

Nguồn: Những bàn "thua đau" 2012

http://vietf.vn/2013/01/01/nhung-sep-viet-nhan-luong-re-mat-nhat-2012.html

Được mệnh danh là những đại gia đình đám trên thị trường, nhưng mức lương mà họ hưởng lại khiến khá nhiều người giật mình, bởi chỉ vài triệu đồng.

nhung sep viet nhan luong re mat nhat 2012 Ông Nguyễn Quốc Cường chỉ được hưởng lương 3 triệu đồng/tháng.
Trải qua một năm đầy khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước, năm 2012 nhiều doanh nghiệp niêm yết đã rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, bởi hàng hóa sản xuất ra không thể tiêu thụ, khiến lượng vốn tồn đọng nhiều. 
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, các chỉ số lại liên tục trồi sụt thất thường, kéo nhiều cổ phiếu mất giá trị (ước tính nhiều mã mất đến 40 – 50%). Dường như dự báo trước được tình hình này, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngay từ đầu năm, trong đó kèm theo việc chi trả lương hàng tháng của các lãnh đạo.
Có lẽ cái tên để lại nhiều ấn tượng và gây không ít bất ngờ trong suốt thời gian qua, khi tuyên bố mức lương chi trả hàng tháng khá “bèo bọt”, đó là Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trong năm 2012 vừa qua do những khó khăn của nền kinh tế, cộng với sự đóng băng của thị trường bất động sản mà trong 9 tháng đầu năm công ty này liên tục bị nhấn chìm trong thua lỗ.
  
Nhắc đến Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hai nhân vật nổi tiếng là Chủ tịch Hội đồng quản trị bà Nguyễn Thị Như Loan và con trai bà Nguyễn Quốc Cường (nổi tiếng với biệt danh là Cường “đô la”)
Với các tên Cường “đô la” không chỉ được biết đến với những siêu xe đình đám. Trong thời gian qua, cái tên này còn liên tục được xuất hiện các phương tiện thông tin đại chúng và được nhiều người quan tâm, với vai trò là bạn trai của ca sĩ Hồ Ngọc Hà.
Còn đố với bà Nguyễn Thị Như Loan – nổi tiếng và cũng được nhiều người biết đến như là một phụ nữ tài ba, có khả năng điều hành Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai khá tốt. Đặc biệt hơn, bà còn là một người có khối tài sản lớn và đang đứng vị trí thứ 5 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán 2011.
Trong Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (MCK: QCG) được diễn ra hồi đầu năm, có thông qua kế hoạch trả thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2012 của Công ty. Theo đó, các thành viên Hội đồng quản trị, trong đó có ông Nguyễn Quốc Cường chỉ được hưởng lương 3 triệu đồng/tháng.
 
Cũng có mức lương khá thấp so với vị trí đương nhiệm là bà Nguyễn Thị Như Loan- Chủ tịch Hội đồng quản trị, chỉ được hưởng mức lương là 7 triệu đồng/tháng.
Một cái tên cũng khá nổi tiếng trên thị trường và được nhiều người biết đến trong thời gian vừa qua, đó là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại dầu khí – IDICO. Tại Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niêm năm 2012, Công ty này cũng thông qua mức thù lao khá thấp.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị chuyên trách sẽ hưởng lương áp dụng theo quy chế trả lương của công ty. Còn riêng đối với Hội đồng quản trị kiêm nhiệm sẽ chỉ hưởng mức thù lao 3 triệu đồng/người/tháng. Trưởng Ban kiểm soát cũng hưởng mức thù lao 3 triệu đồng/tháng/người, còn thành viên Ban kiểm soát là 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Công ty IDICO có chức năng kinh doanh trong các mảng như, xây dựng công trình dân dụng, xây dựng công trình công nghiệp, công trình giao thông (cầu, đường, cống…); Xây dựng công trình thủy lợi; Xây dựng kết cấu công trình; Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị; Trang trí nội, ngoại thất công trình; Kinh doanh bất động sản… 
Một công ty khác cũng gây mất ngờ cho các nhà đầu tư đó là Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Điện tử – Viễn thông. Trong năm 2012, mức thù lao cho trưởng Ban kiểm soát là 5 triệu đồng/tháng, còn các thành viên Ban kiểm soát là 3 triệu đồng/tháng.
Tuy vậy, phần thêm thắt được đại hội đồng cổ đông năm 2012 của công ty này thông qua, đó là thưởng 2% lợi nhuận sau thuế của Công ty cho Hội đồng quản trị, nếu kết quả kinh doanh vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế đề ra từ 5% trở lên. 
Theo Yến Nhi
Vnmedia
Nguồn: Những sếp Việt nhận lương rẻ mạt nhất 2012

http://vietf.vn/2013/01/01/inside-factory-kham-pha-nhung-may-moc-khong-lo-ben-trong-nha-may-sua-vinamilk.html

Cán bộ nhân viên trong máy đều phải mặc đồng phục lao động, đội mũ, đi dép theo quy định.

Mới đây, phóng viên CafeBiz đã có chuyến tham quan đến Nhà máy sữa Tiên Sơn, nhà máy duy nhất tại Miền Bắc của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk -VNM). Nhà máy này này được xây dựng trên khu đất 1,4ha tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh.
Nguyên liệu sữa bò tươi cung cấp cho nhà máy được lấy từ trang trại bò sữa ở Tuyên Quang- cách nhà máy khoảng 160km – sau đó được vận chuyển về bằng xe bồn.
Nhà điều hành và phía trước phân xưởng sản xuất số 1.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Hệ thống đường nội bộ bên trong khá rộng rãi, các xe tải lớn có thể ra vào dễ dàng.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Cán bộ nhân viên trong máy đều phải mặc đồng phục lao động, đội mũ, đi dép theo quy định.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Quy trình sản xuất trong phân xưởng số 1
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Hệ thống UHT (Ultra High Temperator)
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Công nghệ chế biến tiệt trùng nhiệt độ cao UHT () là gia nhiệt sản phẩm cực cao, sau đó làm lạnh cực nhanh. Quy trình xử lý nhiệt này sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại, các loại nấm men, nấm mốc… nhưng vẫn giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên của sản phẩm.
Sữa tươi và nguyên liệu được thanh trùng ở nhiệt độ khoảng 70 độ C, đưa vào đồng hóa, sau đó tiệt trùng ở nhiệt độ cực cao (137-140 độ C) trong thời gian ngắn (4-6 giây) sau đó được làm lạnh nhanh ở 25-30 độ C.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Trung tâm điều khiển mọi hoạt động của hệ thống UHT
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Một phần của hệ thống chế biến sữa đặc với những nồi hơi khổng lồ.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Hệ thống rót sữa UHT
Sữa tươi tiệt trùng được rót và đóng gói bên trong những máy này
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Bao bì vỏ hộp sữa trước khi được rót sữa. Bao bì giấy tiệt trùng 6 lớp được nhập khẩu từ Mỹ, đóng gói trong môi trường hoàn toàn vô trùng, ngăn 100% ánh sáng và vi khuẩn có hại xâm nhập từ môi trường bên ngoài.
Phần lớn bao bì sữa ở Việt Nam (của Vinamilk cũng như các hãng sữa khác) là do hãng Tetra Pak của Thụy Điển sản xuất. Dây chuyền rót sữa, đóng thùng cũng do đại gia bao bì này cung cấp.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Sữa sau khi được đóng gói sẽ được băng chuyền chuyển sang khu đóng thùng và lưu kho.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Các hộp sữa tươi sau khi được dán ống hút sẽ được tự động đóng thành vỉ (4 hộp), sau đó, các vỉ sữa sẽ được tự động đóng vào thùng
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Tuy nhiên, các bịch sữa tươi (do hình dạng đặc thù) vẫn phải xếp vào thủ bằng cách thủ công. Đây là một trong số ít những công đoạn phải thực hiện thủ công.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Hệ thống rót và đóng hộp sữa chua
Cận cảnh một dây chuyền rót và đóng hộp sữa chua. Do đặc thù của sản phẩm, các dây chuyền này được đặt trong một phòng có nhiệt độ khá thấp. Các máy móc gần như là một tủ kính được đóng kín.
Lãnh đạo nhà máy cho biết, ngay cả khi dừng sản xuất vẫn phải bật điều hòa để giữ nhiệt độ của phòng ở mức thấp.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Sữa chua đang được máy rót vào hộp
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Dán nhãn
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Công đoạn cuối của quá trình sản xuất sữa đặc: sữa sau khi được đóng lon sẽ được chuyển đến hệ thống dán nhãn và đóng thùng.
Ngày nay, người tiêu dùng đã chuyển sang dùng sữa tươi nên sữa đặc dần mất đi vị thế. Tuy nhiên, nó vấn được sử dụng nhiều để pha cà phê, làm bánh
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Vận chuyển hàng hóa trong kho
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Một bộ phận quan trọng tại nhà máy đó là QA – Kiểm tra chất lượng sản phẩm
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Đây là bộ phận chịu trách nhiệm phân tích và lưu mẫu các sản phẩm của nhà máy. 
Tại đây, các mẫu sản phẩm sẽ được phân tích % khô, % béo, % đạm… bằng các thiết bị chuyên dụng và hóa chất để kiểm soát và điều chỉnh hàm lượng theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
inside factory kham pha nhung may moc khong lo ben trong nha may sua vinamilk
Nguồn: [Inside Factory] Khám phá những máy móc khổng lồ bên trong nhà máy sữa Vinamilk